Tin tức
Những điều ít người biết về kỹ thuật chụp cắt lớp đại tràng
- 25/06/2019 | Những thông tin cần biết trước khi tiến hành chụp cắt lớp đầu
- 19/07/2019 | Công nghệ chụp cắt lớp 256 dãy, đỉnh cao của kỹ thuật Y học
- 25/06/2019 | Thông tin ít người biết về kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
1. Thế nào là chụp cắt lớp đại tràng?
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần gần cuối của hệ tiêu hóa, có chức năng nhận thức ăn đã tiêu hóa, hấp thụ xong ở ruột non và thực hiện quá trình hấp thụ muối khoáng, nước, phân hủy các chất còn lại tạo thành phân.
Đại tràng – bộ phận quan trọng của cơ thể, thực hiện những chức năng nhất định
Đại tràng là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, mỗi tổn thương của đại tràng đều gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy cần thăm khám khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Chụp cắt lớp đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh. Người ta còn gọi kỹ thuật này là nội soi đại tràng ảo, bởi lẽ phương pháp này cho bác sĩ thấy được toàn bộ lòng đại tràng mà không cần ống nội soi như phương pháp nội soi truyền thống.
Hình ảnh 3 chiều được dựng từ chụp cắt lớp đại tràng giúp chẩn đoán bệnh lý về đại tràng
Tương tự các kỹ thuật chụp cắt lớp khác, chụp cắt lớp đại tràng sử dụng tia X chạy quang ổ bụng và tập trung ở đại tràng. Sau quá trình đó, ta sẽ thu được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều thể hiện mức độ, vị trí tổn thương ở trong đại tràng, từ đó chẩn đoán các bệnh lý nhanh, chính xác.
2. Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp đại tràng
2.1. Ưu điểm
-
Kết quả thu được là hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao nên việc chẩn đoán, kết luận bệnh chính xác hơn.
-
Có thể theo dõi luôn các bộ phận như ruột non, thành ruột và các cơ quan trong ổ bụng.
-
Thời gian thực hiện ngắn nhanh chóng nhưng chính xác, phát hiện được các polyp có kích thước nhỏ trong lòng đại tràng.
-
Không cần gây mê và sử dụng kỹ thuật ít xâm lấn vì không đưa ống nội soi vào cơ thể.
-
Cảm giác thoải mái, ít lo lắng, không đau đớn và mức độ biến chứng rất thấp.
2.2. Nhược điểm
-
Hình ảnh thu được rõ ràng, cho thấy vị trí tổn thương nhưng không can thiệp được, không tiến hành cắt ngay được như phương pháp nội soi.
-
Vì sử dụng tia X nên cơ thể bị nhiễm một ít tia xạ, nhưng mức độ ảnh hưởng nằm trong giới hạn và được đánh giá rất thấp so với những lợi ích kỹ thuật này mang lại.
-
Chưa tiến hành phẫu thuật ngay mà phải sử dụng kỹ thuật phẫu thuật khác.
3. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp đại tràng
Khi thực hiện các kỹ thuật chụp cắt lớp đại tràng, để thấy được toàn bộ cấu trúc bên trong đại tràng, hình ảnh chân thực, rõ nét, việc đầu tiên bác sĩ cần làm là làm sạch đường ruột của bệnh nhân. Đây là bước khác so với kỹ thuật chụp cắt lớp các bộ phận khác và nó quy định độ chính xác của kỹ thuật.
Bệnh nhân được đưa lên nằm trên máy chụp cắt lớp để tiến hành chụp cắt lớp đại tràng
Quy trình chụp cắt lớp đại tràng được thực hiện như sau:
-
Bác sĩ thăm khám, tiến hành các kiểm tra trước khi chụp.
-
Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng; Làm sạch đường ruột.
-
Cho bệnh nhân nằm lên giường máy chụp cắt lớp, bơm khí vào đại trực tràng thông qua hậu môn của bệnh nhân.
-
Cho bệnh nhân nằm lên máy chụp cắt lớp, giữ nguyên tư thế, nín thở khi được yêu cầu, bác sĩ tiến hành chụp cắt lớp để thu được các hình ảnh cần thiết.
-
Bác sĩ thu nhận kết quả, chẩn đoán bệnh, tư vấn điều trị cho bệnh nhân.
4. Khi nào nên chụp cắt lớp đại tràng
Kỹ thuật chụp cắt lớp đại tràng không phải khi nào cũng cho kết quả mong muốn và tối ưu nhất. Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng nên làm theo căn dặn của bác sĩ và chỉ thực hiện khi:
-
Khi đã trên 30 tuổi nên chụp cắt lớp đại tràng để kiểm soát bệnh.
-
Gia đình có tiền sử bệnh về đại tràng như u, polyp đại tràng, ung thư đại tràng…
-
Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, hay tái phát và kéo dài.
-
Đi tiểu tiện, đại tiện ra máu nhiều lần, sụt cân không rõ lý do.
-
Thay đổi thói quen đại tiện: thay đổi số lần, tính chất phân...
-
Bệnh nhân mắc các bệnh về polyp đại tràng đã phẫu thuật hoặc chưa phẫu thuật.
Minh họa hình ảnh các polyp nằm trong lòng đại tràng
Chụp cắt lớp đại tràng là kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán các bệnh về đại tràng, để bảo vệ bản thân hãy tiến hành thăm khám khi gặp phải các biểu hiện bất thường trên.
5. Những lưu ý khi chụp cắt lớp đại tràng
-
Thông báo đến bác sĩ khi bạn đang mang thai, nghi ngờ có thai hay các bệnh lý về tiểu đường, suy thận, dị ứng,…
-
Không mang các vật dụng kim loại khi vào phòng chụp.
-
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp những ngày trước và sau khi chụp, nhịn ăn trước khi chụp 4 – 6 tiếng.
-
Khi thực hiện kỹ thuật, bạn sẽ được bơm khí vào hậu môn, nên nếu có muốn xì hơi hay chướng bụng thì bạn cũng đừng lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường và sẽ nhanh chóng kết thúc.
-
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu kỹ thuật này được áp dụng cho trẻ em, bởi đối tượng này chịu tác động lớn từ tia X lớn hơn nhiều so với người lớn, có thể tăng khả năng ung thư sau này của trẻ.
Với những ưu điểm nổi bật mà các phương pháp chẩn đoán bệnh về đại tràng khác không có, kỹ thuật chụp cắt lớp đại tràng đã trở thành công cụ hữu ích cho đội ngũ y bác sĩ trong thăm khám các bệnh về đại tràng. Tuy nhiên, thăm khám, chẩn đoán bệnh ở đâu uy tín, chất lượng vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 23 năm hoạt động trong nghề, sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, cùng hệ thống máy chụp cắt lớp hiện đại bậc nhất Việt Nam sẽ là một địa chỉ thăm khám đáng tham khảo cho bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến bạn những lời khuyên hữu ích cũng như cung cấp cho bạn dịch vụ thăm khám, chữa trị đẳng cấp thế giới.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!