Tin tức
Chụp cắt lớp phổi và những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện
- 02/06/2019 | Những điều bạn nên biết khi chụp cắt lớp dạ dày
- 17/06/2019 | Chụp cắt lớp vi tính – Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ưu việt của nhân loại
- 17/06/2019 | Cảnh báo: Đừng vội chụp cắt lớp não nếu chưa đọc bài viết này
1. Định nghĩa về chụp cắt lớp phổi?
Đối với nhiều người, nếu không làm việc trực tiếp trong ngành y tế thì thuật ngữ “chụp cắt lớp” chắc chắn vẫn khá mới mẻ. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này đã xuất hiện và ứng dụng rộng rãi từ thế kỷ XX bởi phát minh của nhà vật lý người Anh là Godfrey Hounsfield và bác sĩ Allan Cormack.
Theo đó, chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT vi tính là một phương pháp chụp hình sử dụng các tia X quang, quét theo chiều cắt ngang qua một bộ phận nào đó trên cơ thể người. Đối với chụp cắt lớp phổi thì vị trí khoanh vùng của tia X chính là lá phổi. Thông qua việc tận dụng các phép đo của tia X mà việc chụp cắt lớp sẽ cho ra nhiều kết quả hình ảnh từ các góc độ khác nhau trên bộ phận cần chụp. Đó là các lớp cắt 2 ngang 2 hoặc 3 chiều.
Kết quả của việc chụp cắt lớp được coi là căn cứ để bác sĩ có thể đưa ra những chuẩn đoán về tình hình lá phổi của người chụp, bao gồm cả bệnh ung thư nguy hiểm ở người.
Chụp cắt lớp phổi là phương pháp thể hiện lát cắt ngang 2 và 3 chiều của lá phổi
2. Vì sao nên chụp cắt lớp phổi?
Phổi giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động hô hấp, trường hợp lá phổi bị tổn thương là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bởi vậy việc chụp cắt lớp phổi sẽ giúp cho bạn đề phòng được những căn bệnh nguy hiểm. Theo đó chụp cắt lớp có tác dụng quan trọng trong ngành y học như:
-
Chẩn đoán bệnh có liên quan trực tiếp tới lá phổi như: ung thư, khối viêm, dị vật, lao phổi…
-
Xác định vị trí của khối u, vị trí của dị vật.
-
Định hướng trước khi tiến hành phẫu thuật, xạ trị tại vị trí lá phổi.
-
Theo dõi bệnh nhân đang điều trị các bệnh liên quan đến phổi.
Việc chỉ ra những kết quả trên có tác dụng rất lớn đối với quá trình chẩn đoán, điều trị của các bác sĩ với những bệnh liên quan đến lá phổi. Đặc biệt đối với một quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động như ở Việt Nam thì việc phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm như ung thư có tác dụng vô cùng lớn.
Theo đó chúng tôi cảnh báo một số nhóm người dễ bị tấn công bởi những căn bệnh liên quan đến phổi như: người hút nhiều thuốc, người tiếp xúc với khói bụi nhiều, người ở trong môi trường nhiễm phóng xạ, gia đình có tiền sử về bệnh phổi… những người này trong tương lai đều có thể sẽ phải tiến hành việc chụp cắt lớp phổi.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực cho thấy tổn thương ở hai bên phổi
3. Lưu ý khi chụp cắt lớp phổi
3.1. Nhược điểm của chụp cắt lớp phổi
Một điều rất đáng quan tâm đối với những người chụp cắt lớp phổi đó là người chụp phải chịu một lượng tia X xâm nhập vào cơ thể, loại tia này có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe, là nguy cơ gây nên bức xạ ở người. Bởi vậy theo lời khuyên của nhiều chuyên gia thì nếu không thật sự cần thiết thì không nên lạm dùng việc chụp cắt lớp.
3.2. Nhóm đối tượng cần tránh chụp CT
Mẹ bầu và trẻ nhỏ: là đối tượng khá nhạy cảm với những ảnh hưởng từ tia X, bởi thế mà đối với việc chụp cắt lớp phổi là không nên. Nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
Người dị ứng với chất cản quang là một loại thuốc được tiêm vào cánh tay của người chụp trước khi tiến hành việc chụp cắt lớp, với mục đích thấy rõ hơn một mô hoặc phần bị tổn thương khi được thể hiện trên hình. Việc dị ứng với loại thuốc này sẽ khiến cơ thể người sinh ra một số phản ứng như nổi ngứa, phát ban nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Mẹ bầu là đối tượng nên tránh việc chụp cắt lớp
3.3. Quy trình chụp cắt lớp phổi
Việc chụp cắt lớp phổi được diễn ra theo một quy trình thống nhất và có những yêu cầu riêng của nó đối với người thực hiện bao gồm các công việc như:
-
Mặc đồ thoải mái khi chụp, loại bỏ những đồ trang sức, vật dụng trên người.
-
Bệnh nhân cần trung thực trong việc khai báo trước quá trình chụp về tiền sử bệnh của mình, tình trạng có thai hoặc không.
-
Một số trường hợp bệnh nhân cần tiêm thuốc cản quang theo yêu cầu của bác sĩ trước khi lên bàn chụp. Trường hợp này bệnh nhân cần nhịn ăn trước 4 - 6 giờ nếu phải tiêm thuốc
-
Bệnh nhân lên bàn chụp, thực hiện các yêu cầu của bác sĩ về tư thế, việc nín thở… nhằm có được chất lượng hình ảnh chụp tốt nhất. Trong quá trình này, bạn sẽ ở một mình một không gian phòng chụp.
-
Sau khi chụp, cần chú ý đến hoạt động của bệnh nhân nhằm kịp thời xử lý những trường hợp không may xảy ra.
-
Quy trình chụp cắt lớp phổi thông thường sẽ kéo dài trên 30 phút và không phải chờ lâu vì hình ảnh chụp sẽ được cho ra ngay trên màn hình vi tính
-
Bác sĩ trả kết quả, đọc và in ra cho bệnh nhân.
Chụp cắt lớp gồm nhiều bước khác nhau kéo dài từ 30 - 60 phút
4. Chụp cắt lớp phổi ở đâu?
Trong ngành y học hiện nay, việc chụp cắt lớp không phải là vấn đề khó khăn, đặc biệt đối với các bệnh viện lớn có trang bị các thiết bị y tế đầy đủ. Tuy nhiên, những bất cập khi phải thăm khám ở các bệnh viện nhà nước như quy trình rườm rà, thủ tục rắc rối, số lượng người đông… gây tốn kém thời gian cho người bệnh. Chính vì thế, chúng tôi giới thiệu đến bạn địa chỉ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tại Hà Nội.
Với cam kết nhanh chóng và chuẩn xác, MEDLATEC đạt các tiêu chuẩn của một bệnh viện đa khoa tư nhân chất lượng cao với 23 năm kinh nghiệm. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về y đức. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu tiên tiến nhất hiện nay. Máy chụp cắt lớp phổi là loại tốt nhất và chất lượng nhất, dành cho bệnh nhân.
Chúng tôi tự hào là bệnh viện lớn, đã thực hiện hàng ngàn ca chụp cắt lớp, đưa ra những chẩn đoán chính xác giúp bệnh nhân có những phòng ngừa cũng như tìm đến cách chữa trị kịp thời nhất.
Đội ngũ MEDLATEC luôn tận tâm, tận tình phục vụ bệnh nhân
Hy vọng khi đọc được bài viết này, nếu bạn có nhu cầu chụp cắt lớp hoặc nghĩ đến những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến lá phổi thì hãy đến với MEDLATEC để có những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ chụp cắt lớp phổi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!