Tin tức
Chuyên gia giải đáp: Khi nào cần phẫu thuật khối u ung thư?
- 21/07/2022 | Đừng bỏ qua những dấu hiệu sớm của hội chứng cận ung thư dưới đây
- 17/07/2022 | 36 tuổi mắc ung thư biểu mô tế gan vì sai lầm hay gặp
- 12/07/2022 | Điểm danh 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất
1. Phẫu thuật và vai trò trong việc điều trị ung thư
Phẫu thuật ung thư là gì? Đây là một trong những cách điều trị bệnh ung thư, là phương pháp cơ bản, với mục đích chính giúp loại bỏ khối u ung thư và giảm tỷ lệ tái phát. Giải pháp này có thể xử lý triệt để khôi u ung thư nếu bệnh được phát hiện sớm, ở giai đoạn nhẹ và chưa tiến triển đến mức độ nặng. Tuy nhiên, điều này gặp rất nhiều khó khăn, khi đa số các trường hợp bệnh đều phát hiện muộn, dẫn đến các biến chứng khác.
Ung thư, căn bệnh rất nguy hiểm, cần được phát hiện sớm
Bên cạnh việc loại bỏ các tế bào ung thư, phương pháp này còn có vai trò trong việc đánh giá mức độ di căn, chẩn đoán chính xác sự tiến triển lâm sàng của bệnh, từ đó tạo cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị sau này. Với sự tiến bộ trong lĩnh vực y học từ kỹ thuật đến các thiết bị y tế chuyên môn, cách điều trị này đã đem lại nhiều hiệu quả trong việc chữa trị ung thư dứt điểm, rút ngắn thời gian hồi phục, thậm chí có thể áp dụng đối với người già, sức khỏe yếu.
Bên cạnh đó, điều trị nội khoa, xạ trị, hóa trị cũng là một giải pháp trong việc chữa trị ung thư ngày nay. Xạ trị, hóa trị liệu kết hợp với điều trị nội trú giúp hạ giai đoạn ung thư ở những trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Sau đó, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư.
Phẫu thuật ung thư, một giải pháp điều trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư
Hiện nay, phẫu thuật ung thư gồm có các phương pháp sau: phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi, liệu pháp áp lạnh, phẫu thuật bằng tia laser, sóng cao tần, phẫu thuật kiểm soát bằng kính hiển vi, ghép tạng, xạ phẫu, vi phẫu, phẫu thuật bằng Rô-bốt…Phẫu thuật tạo hình cũng được áp dụng trong việc điều trị ung thư.
2. Khi nào cần phẫu thuật khối u ung thư?
Phẫu thuật ung thư là phương án điều trị chính mà đa số các bệnh nhân ung thư đều phải thực hiện. Tuy nhiên, để giải đáp câu hỏi “Khi nào cần phẫu thuật khối u ung thư?”, vấn đề này cần thông qua sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tham gia vào việc chữa trị của bệnh nhân. Việc bệnh nhân có phải phẫu thuật hay không?, cũng phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tiền sử bệnh án và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Phẫu thuật ung thư cần phải tuân theo những nguyên tắc gì?
Phẫu thuật ung thư là một quá trình phức tạp, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, nên cần phải tuân theo những nguyên tắc của điều trị ung thư: điều trị phối hợp, phác đồ điều trị được xây dựng dựa trên kết quả chẩn đoán ban đầu và được bổ sung trong quá trình điều trị, theo dõi sau khi chữa trị. Nguyên tắc ngoại khoa, yêu cầu gây mê hồi sức, tuổi tác, tình hình sức khỏe của người bệnh cũng là một trong những tiêu chí để quyết định phương án phẫu thuật.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được đánh giá sức khỏe, thực hiện bài kiểm tra liên quan đến chức năng của tim, thận, phổi, điều trị các bệnh mãn tính nếu có.
Cần tuân theo những nguyên tắc chung trong điều trị ung thư để hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật
Và sau đó, các bác sĩ sẽ giải thích và thông qua cách thức phẫu thuật, tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra với người nhà bệnh nhân.
3. Theo dõi và chăm sóc cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật là rất cần thiết
Quá trình hồi phục sau thời gian điều trị ung thư là rất quan trọng, vì vậy, người bệnh cần được chăm sóc, theo dõi sát sao, xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để bồi bổ, nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, người nhà cần chú ý những biểu hiện sức khỏe, các triệu chứng người bệnh gặp phải sau những lần xạ trị, hóa trị, phẫu thuật ung thư,…Điều này giúp phát hiện sớm những rối loạn chức năng cơ quan, biến chứng có thể xảy ra như:
-
Biến chứng sớm mà bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật thường gặp là chảy máu, các tổn thương xung quanh khác tùy vào vị trí khối u.
-
Biến chứng muộn, bệnh nhân phải đối diện với các triệu chứng, biến chứng khác, ở các mức độ nhẹ hay nặng tùy thuộc vào việc phát hiện và xử lý kịp thời.
-
Di căn các tế bào ung thư ra các vùng xung quanh.
Người bệnh sau khi chữa trị ung thư không nên chủ quan, cần thực hiện những khuyến cáo của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tái khám định kỳ. Nếu có những dấu hiệu sức khỏe lạ, bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được chẩn đoán, phát hiện kịp thời tình hình bệnh, kiểm soát và xử lý, tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình không may gặp các vấn đề về sức khỏe, đầu tiên cần bình tĩnh và trấn an người bệnh. Tiếp theo, gia đình nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như MEDLATEC để làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết nhằm xác định chính xác tình trạng.
Hiện nay, Khoa Ung bướu của Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh như: máy chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, đốt sóng cao tần, máy nội soi tiêu hóa CFQ 150i, hệ thống xét nghiệm tự động Accelerator A3600 Abbott (Mỹ),... Qua đó đảm bảo được kết quả chính xác và nhanh chóng.
Khách hàng đang thực hiện kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện MEDLATEC
Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “khi nào cần phẫu thuật khối u ung thư”. Nếu có nhu cầu tầm soát sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm, Quý vị có thể liên hệ với MEDLATEC qua số điện thoại: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!