Tin tức
Chuyên gia hướng dẫn cách giao tiếp sớm tốt cho não bộ của trẻ
- 24/07/2019 | Chụp CT cắt lớp não – phương pháp hiệu quả kiểm tra não bộ
- 15/08/2021 | Điểm mặt chỉ tên các triệu chứng khối u não không thể bỏ qua
- 07/08/2021 | Rối loạn tuần hoàn não: nguyên nhân, biến chứng và điều trị
1. Giao tiếp sớm tốt cho não bộ của trẻ có đúng không?
Với mong muốn tạo điều kiện để trẻ sơ sinh phát triển tốt nhất, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của các thói quen chăm sóc, nuôi dưỡng đến trẻ. Một trong những kết quả đáng chú ý là trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã bắt đầu có tương tác khá rõ ràng với mọi thứ xung quanh chúng. Giai đoạn này, trẻ chủ yếu tiếp xúc với cha mẹ và người thân, vì thế tương tác từ người thân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ, tạo tiền đề cho những bước tiến phát triển sau này.
Trẻ sơ sinh sẽ phát triển tốt hơn nếu cha mẹ biết giao tiếp đúng cách
Theo kết quả nghiên cứu, trẻ sẽ tiếp cận với môi trường đầu tiên và rõ ràng nhất là qua hình thức âm thanh và màu sắc, kích thích phát triển tương ứng 2 giác quan là khứu giác và thính giác. Sự phát triển trí não của mỗi trẻ trong giai đoạn sơ sinh là khác nhau, trong đó có chịu ảnh hưởng từ yếu tố môi trường khá lớn.
Các chuyên gia khoa học đều xác nhận, nếu được hỗ trợ, giao tiếp sớm và đúng cách, bé sẽ có nhận thức và biết nói sớm hơn. Để đạt được khả năng nhận thức và nói, trẻ sơ sinh cần được tập làm quen với các yếu tố môi trường, thời điểm này chủ yếu là màu sắc và âm thanh. Dần dần trẻ sẽ hình thành được các phản xạ tự nhiên, kích thích hoạt động của não bộ nên khả năng nhận thức cũng sẽ vượt trội hơn.
Bé sẽ nhiều kỹ năng trong những năm tháng đầu tiên
Đây là một trong những kết quả quan trọng cho y học cũng như giúp các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn, giúp cho sự phát triển trí não của trẻ trong tương lai.
2. Cách giao tiếp sớm tốt cho não bộ của trẻ chuẩn khoa học giai đoạn dưới 1 tuổi
Sau khi ra đời, trong những năm tháng đầu tiên, cơ thể trẻ vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện các bộ phận cũng như các phản ứng, thói quen. Chính vì thế, ở từng độ tuổi, nếu trẻ phát triển bình thành sẽ hình thành những khả năng nhất định. Đây là cột mốc để cha mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ, nếu trẻ có khả năng sớm hơn so với độ tuổi, đây là tin mừng cho thấy sự chăm sóc của cha mẹ có kết quả tốt.
Khả năng nhất định ở từng độ tuổi của trẻ cũng là mục tiêu và cách để cha mẹ giao tiếp sớm với trẻ, giúp trẻ hoàn thiện các phản xạ này.
2.1. Giao tiếp sớm với trẻ trong 3 tháng đầu tiên
Trong 3 tháng đầu tiên sau khi ra đời này, trẻ ban đầu sẽ hình thành và phát triển khả năng lắng nghe, sau đó sẽ bắt chước và nói được những cụm từ đơn giản theo bố mẹ. Cảm nhận rõ nhất cho thấy trẻ đã có khả năng lắng nghe và tiếp nhận âm thanh là bé cảm thấy hào hứng, vui vẻ khi cha mẹ hay mọi người xung quanh nói chuyện với bé hoặc giao tiếp với nhau.
Đôi khi, dù trẻ chưa hiểu về nội dung bạn nói nhưng từ biểu cảm của bạn, trẻ vui mừng có thể cười thành tiếng hoặc chăm chú đăm chiêu. Việc cha mẹ cần làm trong giai đoạn này để trẻ học lắng nghe tốt hơn là hãy trò chuyện thật nhiều với trẻ. Bên cạnh đó, thái đó dịu dàng, kiên nhẫn và yêu thương từ cha mẹ cũng giúp trẻ duy trì tâm trạng vui vẻ, ít quấy khóc hơn.
Trẻ sẽ học cách lắng nghe trong những tháng đầu tiên
Khả năng thứ hai của trẻ phát triển bắt đầu từ khoảng tháng tuổi thứ 2 đến thứ 3 là có thể phát âm một vài âm đơn giản như a, ô,… mà trước đây trẻ chỉ biết khóc. Điều này cho thấy bên cạnh lắng nghe thì con đã bắt đầu hiểu về câu chuyện khi bố mẹ nói chuyện cùng trẻ. Đôi khi trẻ còn phát âm khá rõ các từ cụ thể như măm măm, mẹ ơi,…
Việc giao tiếp sớm, trò chuyện, vui đùa với trẻ trong 3 tháng đầu tiên là rất quan trọng, đây cũng là cách dạy giao tiếp sớm để trẻ biết lắng nghe, hiểu và biết nói sớm.
2.2. Giao tiếp sớm với trẻ trong 4 tháng tiếp theo
Khi đã qua 3 tháng đầu tiên giao tiếp để dạy trẻ lắng nghe và phát âm cơ bản, đến 4 tháng tiếp theo, cha mẹ cần nói chuyện, giao tiếp với con nhiều hơn ở mức độ khó hơn. Có thể kể những câu chuyện cổ tích, chuyện hàng ngày hoặc hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản. Trẻ sẽ cần nhiều thời gian để từ khả năng chỉ phát âm những âm cơ bản đến khi nói được thành từ, câu rõ ràng.
Điều quan trọng ở giai đoạn này là cha mẹ cần kiên nhẫn, trò chuyện giao tiếp với trẻ hàng ngày. Trẻ sẽ nhanh chóng nhớ và nhanh nói được hơn.
Giao tiếp sớm tốt cho não bộ của trẻ
Bên cạnh giao tiếp bằng âm thanh, những tháng này nhận thức từ mắt cũng rất phát triển nên cha mẹ nên kết hợp âm thanh với hình ảnh. Trẻ sẽ nhanh nhớ và nhận dạng vật thể tốt hơn. Đọc sách là một thói quen tốt với cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, cha mẹ hãy đọc sách cho trẻ nghe để dạy trẻ có thói quen tốt này từ sớm.
2.3. Giao tiếp sớm cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng và quan trọng nhất trong 1 năm đầu đời của trẻ, khi trẻ đã bắt đầu phát âm được từ 1 - 2 âm tiết liền thay vì chỉ là âm đơn như trước đó. Cha mẹ hãy dạy trẻ chào khi gặp người khác, dần dần trẻ sẽ có thể bắt chước nói theo được.
Lúc này, cha mẹ có thể dạy trẻ nhớ về tên riêng hoặc chức danh riêng của mọi người trong gia đình. Kết hợp giao tiếp bằng âm thanh, nên cho trẻ cầm, nắm vật dụng cụ thể để dễ dàng ghi nhớ hơn.
Bắt đầu từ giai đoạn này, cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ sẽ đều phát triển rất nhanh chóng. Cha mẹ cần ở bên, quan tâm, hỗ trợ và đồng hành với trẻ nhiều hơn. Hãy tạo điều kiện cho những sở thích của trẻ được phát triển như múa hát, vẽ, nghe nhạc,…
Có thể thấy, giao tiếp sớm tốt cho não bộ của trẻ nên cha mẹ cần học cách giao tiếp để kích thích sự phát triển của trẻ phù hợp với từng giai đoạn. Không chỉ sau khi sinh ra, khi trẻ còn trong bụng mẹ, cha mẹ có thể tương tác từ sớm bằng những câu chuyện hay âm nhạc, cùng với đó là tình yêu thương vô bờ bến dành cho trẻ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!