Tin tức

Có nên lấy cao răng không? Giá lấy cao răng bao nhiêu?

Ngày 05/02/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Một trong những vấn đề mà bất kì ai cũng gặp phải liên quan đến răng miệng chính là cao răng. Mặc dù, sự xuất hiện của cao răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng đây lại là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng có điều kiện phát triển. Vậy mỗi năm nên lấy cao răng mấy lần?

1. Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng?

vi khuẩn. Theo một số nghiên cứu về nha khoa thì vi khuẩn chiếm đến 70% trọng lượng của lớp cao răng. Đồng thời, việc đánh răng mỗi ngày chỉ có thể loại bỏ một phần mảng bám mỏng, mềm. 

lấy cao răng cần thực hiện định kỳ theo khuyến cáo của nha sĩ

Hình dạng lớp cao răng tồn tại trong miệng

Theo thời gian, hợp chất muối tồn tại bên trong tuyến nước bọt và những cặn thức ăn còn sót lại sẽ tạo điều kiện để lớp vôi răng trở nên dày, cứng và bám chặt vào chân răng hay kể cả mép lợi. Trong khi đó, cao răng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm lợi, chảy máu chân răng,... Với tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ vệ sinh, lấy cao răng để ngăn chặn sự phát triển cũng như loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ẩn náu ở chân răng và nướu.

Nhiều năm trở về trước, mọi người thường ít quan tâm đến việc cạo vôi răng nhưng đây lại lý do dẫn đến một vài biểu hiện bất thường ở răng miệng. Điển hình như hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm nha chu, buốt răng,... 

Bên cạnh đó, cao răng cũng là yếu tố tác động làm nảy sinh tình trạng viêm tủy ngược dòng. Trong khi đó, vi khuẩn ẩn náu trong cao răng lại là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý như viêm amidan, lở miệng, viêm họng,... Chính vì thế, hằng năm mỗi người nên đi khám răng theo định kỳ và đảm bảo lấy cao răng ít nhất mỗi năm 1 lần. Việc chủ động lấy vôi răng hằng năm sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ cao răng bám dày và gây viêm nhiễm cho nhiều bộ phận xung quanh.

2. Lấy vôi răng có đau không? 

Có khá nhiều bạn đọc thắc mắc về việc lấy cao răng có gây đau hoặc để lại biến chứng gì không? Thực tế, việc lấy vôi răng chỉ là những tác động bên ngoài để đánh bay toàn bộ lớp cao răng và hoàn toàn không để lại bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe. Đối với những lần đầu làm hoặc thuộc tuýp răng nhạy cảm, bạn có thể cảm thấy hơi buốt răng trong quá trình cạo. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì trình trạng này sẽ biến mất trong khoảng 12 - 36 tiếng mà không cần phải can thiệp bằng thuốc. 

Cạo vôi răng hoàn toàn không gây nguy hiểm

Cạo vôi răng hoàn toàn không gây nguy hiểm

Một số bạn cảm thấy hoang mang khi chân răng chảy máu trong lúc cạo vôi răng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một biểu hiện bình thường do lớp cao răng quá dày và bám sâu và chân răng nên trong quá trình cạo sạch vôi sẽ tác động nhẹ tới phần nướu. Ngoài ra, những bạn thuộc tuýp răng nhạy cảm thường dễ bị chảy máu chân răng khi có tác động từ bên ngoài. 

Sau khi thực hiện cạo vôi răng xong, bác sĩ thường dặn dò bệnh nhân lưu ý một số điều sau đây để hạn chế ảnh hưởng đến phần chân răng vừa mới vệ sinh. Cụ thể như:

  • Không được dùng những thức ăn, đồ uống có nhiều đá lạnh hay kể cả quá nóng.

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống những thức uống có màu đậm như trả, coffee, nước sinh tố (cà rốt),...

  • Đối với những trường hợp răng miệng có không khỏe mạnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Do đó, các bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Đảm bảo tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để dễ dàng theo dõi mức độ hiệu quả và chuyển biến của răng sau khi hoàn tất điều trị.

3. Giá lấy cao răng bao nhiêu?

Hầu hết các phòng khám nha khoa, bệnh viện đều có dịch vụ lấy cao răng, tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình một địa điểm chất lượng, uy tín để trao trọn niềm tin. Thực tế, giá lấy cao răng thường không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

  • Độ dày của vôi răng: tùy vào số lượng vôi răng ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra một giá cả phù hợp. Chẳng hạn như với những bạn có vôi răng ít thì chi phí tốn kém cho dịch vụ cạo vôi răng sẽ thấp hơn. Hoặc những bạn lần đầu cạo vôi răng với những mảng bám dày, cứng và nhiều thì giá cá sẽ có phần cao hơn.

Giá lấy cao răng phụ thuộc vào chất lượng phục vụ

Giá lấy cao răng phụ thuộc vào chất lượng phục vụ

  • Dịch vụ và chất lượng trang thiết bị ở mỗi phòng khám, bệnh viện: với những địa điểm uy tín, chất lượng phục vụ tốt, trình độ bác sĩ cao, công nghệ hiện đại thì giá cả sẽ cao hơn so với những phòng khám bình thường. Nhưng nhìn chung, chi phí cho mỗi lần lấy cao răng sẽ nằm trong mức dao động từ 120.000 - 350.000 đồng. 

4. Giải pháp hạn chế hình thành cao răng

Mặc dù, cao răng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng mọi người cũng không nên thờ ơ. Sự xuất hiện cao răng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu của răng miệng. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy tự ti và dễ làm mất thiện cảm khi nói chuyện với người khác. Bên cạnh đó, cao răng cũng là yếu tố thuận lợi để nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng phát triển. 

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngoài việc chủ động lấy cao răng thì mọi người cũng nên ngăn ngừa sự hình thành của vôi răng với những giải pháp như:

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm với kích thước phù hợp và kem đánh răng tốt, đặc biệt ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chứa Fluor.

  • Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng vì dễ gây tổn thương nướu cũng như chân răng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm như chỉ tơ nha khoa để vệ sinh những cặn đồ ăn soát lại. 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày và sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như nước súc miệng, nước muối loãng,...

Đánh răng mỗi ngày và sử dụng các sản phẩm bổ trợ

Đánh răng mỗi ngày và sử dụng các sản phẩm bổ trợ

  • Tuân thủ thăm khám và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Đồng thời, lấy cao răng ít nhất mỗi năm 2 lần. 

  • Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường xuất hiện, các bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh sớm.

Ngoài những vấn đề sinh hoạt hằng ngày thì các bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống của mình để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cụ thể như:

  • Hạn chế sử dụng những thức uống có gas và đồ ăn nhiều dầu mỡ.

  • Không nên dùng những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, nhất là những đối tượng thuộc tuýp răng nhạy cảm hoặc đang trong tình trạng mòn men răng, ê buốt răng.

  • Hạn chế sử dụng những thức ăn có chứa chất tạo màu, khó vệ sinh, dễ bám vào chân răng. Điển hình như những loại kẹo dẻo, socola, bánh quy,...

Không ăn quá nhiều bánh - kẹo socola

Không ăn quá nhiều bánh - kẹo socola

  • Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho răng, ví dụ như ăn nhiều rau vì chất xơ có công dụng làm sạch răng, giúp răng chắc khỏe. 

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn quá nhiều thức ăn có chứa đường và tinh bột.

Với những thông tin của bài viết, chắc hẳn các bạn hiểu rõ hơn về công dụng của việc lấy cao răng. Do đó, mọi người nên chủ động cạo vôi răng hằng năm và kiểm tra răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt. Đồng thời, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.