Tin tức
Có thai lại sau chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?
- 08/07/2021 | Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không và những thông tin cần biết
- 27/03/2021 | Thai ngoài tử cung - Sự nguy hiểm tiềm tàng đối với mẹ và sự phát triển của bé
- 05/07/2021 | Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ và các thắc mắc liên quan
- 28/12/2021 | Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là gì?
1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
Khi thai được thụ tinh nhưng không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở những nơi khác như buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung hay trong ổ bụng hoặc ổ phúc mạc thì có nghĩa là chị em đã gặp tình trạng chửa ngoài tử cung. Tuy thai có thể làm tổ ở bất cứ đâu nhưng chủ yếu thường gặp là làm tổ ở vòi trứng.
Phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, bị hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh hay trước đây đã từng làm các phẫu thuật liên quan đến vòi trứng thì đều có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
2. Khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung
Vậy chị em có thể có thai lại sau khi chửa ngoài tử cung hay không? Theo các bác sĩ chuyên ngành, điều này là hoàn toàn có thể. Các chị em có thể mang thai sau khi chửa ngoài tử cung đã được điều trị dứt điểm.
Trong các trường hợp sau các chị em vẫn có thể mang thai lại sau khi chửa ngoài tử cung là:
-
Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung, như vậy sẽ bảo tồn ống dẫn trứng: việc mang thai lần sau sẽ vẫn diễn ra vì cả 2 ống dẫn trứng đều hoạt động ở trạng thái bình thường.
-
Phẫu thuật loại bỏ thai ngoài tử cung, bảo tồn ống dẫn trứng đó thì sản phụ vẫn còn 2 ống dẫn trứng. Hoặc phẫu thuật cắt ống dẫn trứng có thai ngoài, sản phụ vẫn còn 1 ống dẫn trứng. Việc mang thai lại vẫn diễn ra bình thường.
-
Phục hồi tốt sau phẫu thuật: Hậu phẫu, chị em không bị viêm nhiễm tử cung hoặc vòi trứng do đó không gây ảnh hưởng tới các chức năng của cơ quan này.
Khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung
Tuy vậy, vẫn có những trường hợp mà khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung bị giảm, đó là:
-
Bệnh nhân bị cắt bỏ vòi trứng bên xuất hiện biến chứng: Khi được chỉ định cắt một bên vòi trứng nghĩa là chị em chỉ có một bên buồng trứng hoạt động, do đó khả năng mang thai sẽ giảm đáng kể.
-
Có khả năng có chửa ngoài tử cung lần hai: tỷ lệ có thai ngoài tử cung lại lần 2 hoặc lần 3 là khoảng dưới 20%.
-
Chị em mắc các bệnh lý liên quan: như viêm nhiễm đường sinh dục, sẽ làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung ở lần sau, cũng như làm giảm khả năng sinh sản.
Tóm lại, theo thống kê có khoảng 85% trường hợp các chị em vẫn có thể có thai lại sau chửa ngoài tử cung, do đó chị em có thể lạc quan về lần mang thai tới sau khi đã điều trị các dấu hiệu cụ thể.
3. Sau bao lâu có thể mang thai lại sau chửa ngoài tử cung?
Tùy vào thể trạng của người bệnh sau khi đã phẫu thuật thai ngoài tử cung mà bác sĩ sẽ có các khuyến nghị về khoảng thời gian có thể mang thai lần kế tiếp. Mỗi cơ thể sẽ có tốc độ hồi phục khác nhau và theo mặt bằng chung thì khoảng thời gian này nên là từ 6 tháng đến 1 năm sau khi vừa làm phẫu thuật. Lúc này, các vết sẹo mổ đã liền lại và các chức năng cũng đã được phục hồi, do đó các chị em có thể cân nhắc cho lần mang thai tiếp theo.
Sau bao lâu có thể mang thai lại sau chửa ngoài tử cung?
4. Các dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung
Dù là có thai ngoài tử cung, cơ thể vẫn có những dấu hiệu báo thai như bình thường như trễ kinh, ngực căng tức, đau bụng và buồn nôn. Tuy vậy thai sẽ không thể phát triển bình thường do đang nằm ngoài tử cung, do đó chị em khi kiểm tra sẽ phát hiệu các dấu hiệu bất thường như:
-
Âm đạo chảy máu không bình thường: Rong huyết hay chảy máu kéo dài trước ngày hành kinh hoặc máu màu nâu hoặc đen là tình trạng báo động cho chị em.
-
Vùng chậu bị đau: Đau bụng dưới hoặc đau bụng một bên là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Các cơn đau sẽ thường kéo dài âm ỉ, thỉnh thoảng sẽ nhói lên.
Vì vậy, chị em phụ nữ (đặc biệt là những người có tiền sử chửa ngoài tử cung) khi có dấu hiệu chậm kinh cần đi khám sớm để giúp phát hiện sớm thai ngoài tử cung, tránh các biến chứng xấu.
Các dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung
5. Phòng ngừa chửa ngoài tử cung
Vì khả năng tái phát là có thể lên đến hơn 10%, bên cạnh đó gia tăng khả năng có con, do đó chị em cần có các động thái phòng ngừa chửa ngoài tử cung để tránh nguy hiểm về sau.
Việc chú ý vệ sinh là điều quan trọng nhất, đặc biệt là vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau quan hệ tình dục. Các chị em cần tránh vùng sinh dục bị viêm nhiễm cũng như tránh nạo phá thai và nên dùng bao cao su khi quan hệ để tránh các bệnh lý liên quan.
Khí hư bất thường cũng cần được đi khám để kiểm tra và điều trị sớm. Nếu để càng lâu, âm đạo và cổ tử cung sẽ bị viêm nhiễm, dễ viêm nhiễm lên vòi trứng, do đó tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.
Đối với các chị em đã từng điều trị thai ngoài tử cung và muốn có thai trở lại, hãy để cơ thể phục hồi và các chức năng sinh sản hoạt động ổn định từ 6 tháng đến 1 năm. Sau khi có thai lại cũng cần đến bệnh viện kiểm tra đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các chị em cũng nên hạn chế nạo phá thai.
Phòng ngừa chửa ngoài tử cung
Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề có thai lại sau chửa ngoài tử cung. Tuy nhiên để có thể hiểu chính xác tình trạng và diễn biến cũng như lên phương án điều trị cụ thể, Quý khách hàng có thể đến các bệnh viện để thực hiện kiểm tra. Các chuyên gia, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!