Tin tức
Có thể kết hợp xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư không?
- 01/07/2022 | Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu? Ngoài xạ trị còn có phương pháp nào?
- 31/08/2022 | Xạ trị có đau không và các tác dụng phụ của xạ trị là gì?
- 05/11/2020 | Làm sao để bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị?
1. Xạ trị và hóa trị là gì?
1.1. Hóa trị là gì?
Hóa trị là việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư để đưa vào cơ thể người bệnh. Những thuốc này có thể được bệnh nhân sử dụng theo đường uống hoặc tiêm truyền qua tĩnh mạch. Bên cạnh nhắm trúng các tế bào ung thư để triệt tiêu chúng thì hóa trị cũng vô tình tấn công cả những tế bào khỏe mạnh bình thường khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Biện pháp hóa trị liệu
Hóa trị thường kéo dài trong một vài tuần cho mỗi liệu trình. Các tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải khi thực hiện hóa trị đó là rụng tóc, buồn nôn, nôn mửa, loét miệng hay loét cổ họng, nhiễm trùng, tiêu chảy, thiếu máu, đau tê chân tay (triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên),... Nói chung từng thuốc điều trị khác nhau sẽ dẫn tới các tác dụng không mong muốn khác nhau và không phải bệnh nhân nào cũng có phản ứng với thuốc giống nhau.
1.2. Xạ trị là gì?
Khi điều trị bằng xạ trị, khối u sẽ bị chùm tia xạ năng lượng cao tập trung tiêu diệt. Bức xạ này sẽ khiến tế bào ung thư tại khối u bị tiêu diệt. Đôi khi xạ trị được coi là phương pháp chính trong điều trị ung thư nhưng đồng thời trong một số trường hợp cũng là biện pháp bổ trợ giúp thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật, hoặc áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót.
Xạ trị ung thư bao gồm 3 loại, đó là:
-
Bức xạ chùm ngoài: đây là phương pháp sử dụng thiết bị tập trung chiếu chùm tia phóng xạ vào vị trí của khối u trên cơ thể bệnh nhân;
-
Bức xạ bên trong: hay còn gọi là biện pháp brachytherther, một loại bức xạ dưới dạng chất rắn hoặc chất lỏng sẽ được đặt gần nơi có khối u ở bên trong cơ thể người bệnh;
-
Bức xạ hệ thống: đưa bức xạ dạng viên hoặc dạng lỏng vào người bệnh nhân qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Bên cạnh khác nhau về phương thức đưa vào cơ thể người bệnh, xạ trị và hóa trị còn khác nhau về mức độ tác dụng phụ ảnh hưởng đối với sức khỏe. Do xạ trị nhắm chính xác vào khối u nên tác dụng phụ sẽ ít hơn so với hóa trị. Tuy nhiên thông thường các bác sĩ sẽ phối hợp nhiều phương pháp điều trị cùng nhau để tăng hiệu quả điều trị ung thư và dự phòng tái phát.
2. Hiệu quả điều trị khi kết hợp hai phương pháp xạ trị và hóa trị
Xạ trị và hóa trị thường được chỉ định trong những trường hợp cần điều trị bệnh ung thư ở những vị trí như ung thư thực quản, ung thư vùng đầu cổ, cổ tử cung, trực tràng giúp bảo tồn cấu trúc và chức năng của các cơ quan bị bệnh, tránh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần các bộ phận, tổ chức mô liên quan.
Biện pháp xạ trị
Hai phương pháp này có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau hay với phương pháp khác khi điều trị ung thư nhằm:
-
Điều trị triệt căn: phá hủy hoàn toàn dấu vết của tế bào ung thư;
-
Điều trị hỗ trợ: giảm kích thước khối u, ngăn chặn sự phát triển và xâm lấn của khối u để phẫu thuật cắt bỏ hoặc giúp cho việc thực hiện các phương pháp khác dễ dàng hơn;
-
Điều trị dự phòng: phòng ngừa nguy cơ ung thư di căn hoặc tái phát sau phẫu thuật;
-
Điều trị giảm nhẹ: giảm bớt tác động của các triệu chứng bệnh như cầm máu, giảm áp, giảm đau,... Thường áp dụng khi bệnh bước sang giai đoạn muộn.
Như vậy cả xạ trị và hóa trị đều đem lại những hiệu quả nhất định trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên cả hai biện pháp đều gây ra không ít các tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh bởi vì độc tính của phác đồ kết hợp giữa 2 phương pháp này sẽ nhân lên gấp đôi. Do vậy bác sĩ sẽ phải cân đo đong đếm thật kỹ lưỡng để đảm bảo rằng lợi ích điều trị sẽ vượt trội hơn rủi ro khi kết hợp 2 biện pháp hóa trị và xạ trị cùng lúc. Bác sĩ cần bàn bạc chi tiết với bệnh nhân và người nhà để lựa chọn phương án điều trị tối ưu nhất.
3. Khi kết hợp đồng thời xạ trị và hóa trị thì có những tác dụng phụ nào?
Xạ trị khi được kết hợp đồng thời với hóa trị thì sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn như sau:
-
Nếu thường xuyên chiếu tia xạ vào vùng chậu hoặc vùng bụng thì sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy;
-
Phản ứng tại da và niêm mạc: chỉ tính riêng xạ trị bệnh nhân đã gặp phải nhiều tác dụng phụ ở niêm mạc và vùng da, nhất là khi xạ trị ở hệ tiêu hóa trên và vùng đầu cổ. Thường thì khi hoàn tất được một nửa liệu trình bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện những phản ứng này. Khi kết hợp với hóa trị, độc tính sẽ tăng nặng đồng thời xảy ra sớm hơn, dư âm lâu hơn. Triệu chứng hay gặp nhất tại vùng da xạ trị thường là sạm da, đỏ và tróc vảy da, nặng hơn là chảy máu hoặc tiết dịch,... Vùng niêm mạc sẽ có biểu hiện loét, đỏ, chảy máu tự nhiên hoặc chảy máu khi va chạm gây đau đớn nhiều;
-
Ảnh hưởng đối với hệ tạo máu: phần lớn là do hóa trị gây ra vì độc tính trong các loại hóa chất thường giết chết tế bào và ức chế tủy xương;
-
Viêm đường tiết niệu: xảy ra khi xạ trị ở vùng chậu khiến người bệnh gặp phải các dấu hiệu như tiểu rát, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt,...;
-
Teo nhỏ và xơ hóa tổ chức phần mềm vùng xạ trị;
-
Triệu chứng toàn thân khác: buồn nôn, nôn, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi,...
Bệnh nhân đều có thể gặp phải các tác dụng phụ khi điều trị bằng xạ trị và hóa trị
Nhìn chung các tác dụng phụ do xạ trị và hóa trị gây ra đều sẽ tự biến mất sau một thời gian kết thúc liệu trình điều trị. Nếu những phản ứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để tìm cách khắc phục.
Trên đây là những thông tin về biện pháp xạ trị và hóa trị cũng như những tác dụng phụ không mong muốn nếu cùng kết hợp hai phương pháp này khi điều trị bệnh ung thư. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn thêm về các dịch vụ thăm khám, tầm soát ung thư thì hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tổng đài viên hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!