Tin tức
Cơ thể người có bao nhiêu cơ và làm sao để cơ khỏe mạnh?
- 16/12/2022 | Vitamin và khoáng chất có vai trò gì với cơ thể, sử dụng ra sao?
- 20/04/2023 | Dinh dưỡng là gì? Vai trò của các dưỡng chất đối với cơ thể
- 01/01/2024 | Cách tính chỉ số BMI và một số lưu ý để cải thiện chỉ số khối cơ thể
1.
Các loại cơ bắp trong cơ thể và chức năng cụ thể của từng nhóm cơ
Cơ thể con người có 3 loại cơ bắp là: cơ xương, cơ trơn và cơ tim. Mỗi cơ sẽ đảm nhận những chức năng riêng:
1.1. Cơ xương
Đây là nhóm cơ gắn vào với xương qua gân, có hàng ngàn sợi cơ bó lại tạo nên một cơ xương. Các sợi cơ này sắp xếp theo một mô hình sọc nên còn được gọi với cái tên khác là cơ vân.
Hoạt động chính của cơ xương liên quan đến vận động nên khi cơ xương co lại thì một bộ phận của cơ thể sẽ di chuyển. Có khoảng 40 - 50% trọng lượng cơ thể là cơ xương nhưng sau 40 tuổi khối lượng của cơ xương bắt đầu giảm dần.
Mô tả về hình dáng và vị trí của cơ xương
Trong số 3 loại cơ thì chỉ có cơ xương là nhóm cơ duy nhất cơ thể con người kiểm soát được, đảm nhận vai trò: điều phối hoạt động, duy trì tư thế và hỗ trợ cấu trúc của cơ thể. Ngoài ra, cơ xương còn có vai trò giống như một loại axit amin cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; là nguồn năng lượng phục vụ cơ thể khi đói. Đặc biệt, nhờ có cơ xương mà nhiệt độ cơ thể được duy trì.
Cơ xương có ở hầu hết các khu vực của cơ thể, điển hình nhất gồm:
- Vùng đầu cổ: cơ xương kiểm soát chuyển động cổ, mặt và đầu như cơ gò má, cơ mắt, cơ cắn, cơ lưỡi,...
- Vùng thân mình: cơ nằm ở thân và bụng như: cơ sống lưng, cơ liên sườn, cơ hoành,...
- Vùng sàn chậu: cơ nằm ở mô và các cơ quan xung quanh chậu, chủ yếu tham gia vào hoạt động tiểu tiện, đại tiện.
- Vùng tay: là các cơ giúp cho cử động của các phần của tay như: cơ delta, cơ nhị đầu, cơ tam đầu,...
- Vùng chân: cơ có tác dụng điều khiển vận động chân như: cơ chày trước, cơ tứ đầu, cơ bắp chân,...
1.2. Cơ trơn
Cơ trơn có mặt trong nhiều hệ cơ quan như: hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh sản.
Hình ảnh về cấu trúc của cơ trơn
Tế bào của cơ trơn thường tròn ở phía trung tâm rồi giãn dần ra ở hai bên và cơ trơn không có vân như cơ xương. Tùy thuộc vào hệ cơ quan nơi cơ vân có mặt mà chức năng của nhóm cơ này sẽ có sự thay đổi:
- Nhóm cơ trơn ở hệ tiêu hóa giúp thức ăn được đẩy qua đường tiêu hóa một cách thuận lợi.
- Nhóm cơ trơn ở hệ hô hấp giúp cho đường thở thu hẹp lại hoặc giãn rộng ra để điều chỉnh lượng không khí ra vào cơ thể.
- Nhóm cơ trơn ở hệ thống tĩnh mạch hỗ trợ sự di chuyển của dòng máu và điều chỉnh huyết áp.
- Nhóm cơ trơn ở hệ thận - tiết niệu giúp điều chỉnh dòng nước tiểu đi từ bàng quang.
- Nhóm cơ trơn ở hệ thống sinh sản của nữ giới giúp tử cung co bóp hỗ trợ đẩy thai nhi ra ngoài trong quá trình sinh nở; của nam giới giúp tinh trùng được đẩy ra ngoài.
1.3. Cơ tim
Sự co bóp của cơ tim giúp hệ tim mạch đáp ứng với tín hiệu xung điện bắt đầu từ tế bào tạo nhịp. Tín hiệu này được truyền xuyên suốt từ phần trên xuống phần dưới tim.
Tế bào cơ tim có khả năng co bóp theo kiểu sóng để phối hợp tạo thành nhịp tim, giúp cho sự co bóp của cơ tim để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Khả năng tái sinh của cơ tim rất hạn chế nên khi mô tim bị tổn thương sức khỏe có thể phải chịu nhiều tác động tiêu cực.
2. Cơ thể người có bao nhiêu cơ? Cách để cơ mạnh khỏe
2.1. Số lượng cơ trong cơ thể con người
Không ít người băn khoăn về vấn đề cơ thể người có bao nhiêu cơ. Thực tế là để đếm từng sợi cơ của cơ thể thì số lượng lên đến hàng tỷ sợi nhưng để trả lời về tổng số lượng cơ trong cơ thể thì có khoảng gần 700 cơ được phân thành 3 loại như đã nói ở trên.
Khó trả lời chính xác được cơ thể người có bao nhiêu cơ vì có hàng tỷ sợi cơ phân bố khắp cơ thể
Trong 3 nhóm cơ trên thì cơ xương chiếm tổng trọng lượng nhiều nhất, chịu nhiệm vụ cho các chuyển động của cơ thể. Cơ trơn chịu trách nhiệm kiểm soát dòng chảy và chuyển động không chủ ý. Cơ tim chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi cơ thể và có thể co bóp tạo nhịp tim.
Tùy thuộc vào cách đếm và xác định cơ mà đáp án cho cơ thể người có bao nhiêu cơ sẽ khác nhau. Toàn bộ cơ thể có khoảng vài tỷ cơ bắp bao gồm cả 3 nhóm cơ chứ không chỉ mỗi cơ xương.
2.2. Cách giúp cơ tăng tính khỏe mạnh
- Tập thể dục: đây là biện pháp để tất cả các nhóm cơ trong cơ thể được duy trì hoạt động một cách khỏe mạnh nhất.
- Ăn uống khoa học với những lựa chọn thực phẩm thông minh: lựa chọn chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là giải pháp có được hệ cơ khỏe mạnh. Trong chế độ ăn hàng ngày cần chú ý hạn chế tăng lượng ăn chất béo chuyển hóa có nhiều trong đồ ăn chiên xào và natri vì chúng có nguy cơ gây nên bệnh lý tim mạch. Nên cố gắng tìm đến chuyên gia để có kế hoạch và biện pháp cai thuốc lá hiệu quả.
- Duy trì trọng lượng ổn định: dư thừa cân nặng là một trong các yếu tố dễ gây tổn thương cơ và mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Vì thế, mỗi người nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống và luyện tập sao cho luôn duy trì được mức trọng lượng cơ thể ổn định nhất.
- Nghỉ ngơi: sau một thời gian luyện tập, căng thẳng, hãy cho cơ bắp có thời gian được nghỉ ngơi để kịp thời sửa chữa và phục hồi lại chức năng của mình. Đặc biệt, các trường hợp bị đau nhức cơ sau tập luyện thể dục thì càng cần chú ý để cho cơ được thư giãn.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi cơ thể người có bao nhiêu cơ. Từ đây, bạn cũng hiểu hơn về vai trò của các nhóm cơ đối với những hoạt động của cơ thể để biết cách giữ cho chúng luôn khỏe mạnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!