Tin tức
Công dụng của các thuốc dị ứng phổ biến có thể bạn chưa biết
- 23/04/2022 | Những loại thuốc viêm mũi dị ứng được tin dùng
- 19/04/2022 | Tìm hiểu các thông tin về dị ứng da mặt
- 31/03/2022 | Điểm danh 7 dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng mỹ phẩm
1. Cơ thể phản ứng như thế nào trước các tác nhân lạ?
Nhìn chung, phản ứng dị ứng xảy ra là do hệ thống miễn dịch - hàng rào bảo vệ cơ thể phòng vệ quá mức khi lầm tưởng một tác nhân vô hại (như lông động vật, phấn hoa,...) là các chất nguy hiểm (như vi khuẩn, virus hay vi trùng) và bắt đầu kích hoạt cơ chế phản ứng tự bảo vệ.
Hệ miễn dịch sẽ giải phóng ra một chất là histamin gắn trên các thụ thể của tế bào khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Histamin sau đó sẽ khiến các tế bào mà chúng bám vào bị sưng lên và viêm.
Các yếu tố như di truyền, độ tuổi, chủng tộc, môi trường sống, khí hậu bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng, bệnh truyền nhiễm, chế độ dinh dưỡng,... sẽ làm gia tăng tỷ lệ bị dị ứng.
Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức
Khi gặp phải tình trạng này, cách khắc phục thường được lựa chọn sẽ là thuốc dị ứng giúp làm thuyên giảm và kiểm soát hiệu quả phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Đây là những loại thuốc có tác dụng sinh ra các chất đối kháng nhằm ngăn chặn dị ứng hoặc cản trở các tế bào kích hoạt phản ứng viêm khi có tác nhân lạ xuất hiện trong cơ thể.
2. Điểm danh một số loại thuốc dị ứng phổ biến
Công dụng chính của các thuốc dị ứng là hỗ trợ làm “hạ nhiệt” các phản ứng khó chịu do dị ứng gây ra. Dưới đây là các thuốc điều trị dị ứng hay được chỉ định để khắc phục tình trạng này:
Thuốc Histamin:
Như chúng ta đã biết Histamin được hệ miễn dịch sản sinh ra trong quá trình phản ứng, chống lại các tác nhân lạ xâm nhập. Những thuốc Histamin khi được đưa vào cơ thể sẽ có chức năng tiết ra các Histamin đối kháng. Có 2 loại thuốc Histamin:
-
Thuốc Histamin H1: dùng để chống dị ứng;
-
Thuốc Histamin H2: dùng để hạn chế axit dạ dày;
Thuốc chống viêm, giảm nề:
Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm tình trạng nghẹt mũi - một trong những biểu hiện của dị ứng - và được sản xuất theo hai hình thức: viên uống và dạng xịt. Đối với thuốc chống sung huyết dạng xịt thì bệnh nhân không nên sử dụng trong thời gian dài vì dễ gặp phải tác dụng phụ, không những không khắc phục được chứng nghẹt mũi mà còn làm cho hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Có nhiều loại thuốc dị ứng khác nhau
Thuốc Corticoid:
Tác dụng của các thuốc Corticoid là ức chế miễn dịch, giúp cải thiện các biểu hiện dị ứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy,... bạn có thể bắt gặp các dạng bào chế khác nhau của thuốc này, từ thuốc nhỏ mắt, dạng uống, kem mỡ bôi ngoài da đến dạng tiêm (thường dùng trong trường hợp dị ứng nặng). Liều dùng của thuốc sẽ khác nhau ở mỗi độ tuổi. Do đó khi tình trạng dị ứng xảy ra, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Bên cạnh việc vận dụng thuốc dị ứng để kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa dị ứng thì người bệnh có thể tìm hiểu và áp dụng biện pháp giải miễn dịch, dùng theo đường tiêm dưới các hình thức như sau:
-
Tiêm dưới da các chất gây dị ứng vào cơ thể và tăng dần liều lượng: điều này giúp cơ thể dần dần làm quen và thích nghi với các yếu tố gây dị ứng, giảm bớt phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch;
-
Tiêm các kháng thể Ig(E) dòng đơn theo đường tĩnh mạch: điều này có tác dụng kích thích các phản ứng dị ứng.
3. Thuốc dị ứng có thể gây ra các tác dụng phụ như thế nào?
Bên cạnh hiệu quả mà các thuốc dị ứng đem lại, người bệnh cũng cần lưu ý tới các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như sau:
-
Cảm giác buồn ngủ, có thể là ngủ gật hoặc ngủ sâu. Vì thế khi sử dụng thuốc, những người làm các công việc có tính chất đòi hỏi sự an toàn và tập trung cao độ như thợ điện, lái xe, làm việc trên cao,... cần hết sức thận trọng;
-
Gây bí tiểu: nhất là những bệnh nhân đang bị tắc đường niệu, phì đại tuyến tiền liệt cần lưu ý khi dùng các thuốc dị ứng vì trong chúng có chứa một hàm lượng các chất có khả năng gây bí tiểu;
-
Mẫn cảm với các thành phần chứa trong thuốc.
Chính vì các tác dụng phụ nêu trên, trước khi dùng các thuốc dị ứng, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa bất kể dùng thuốc theo dạng tiêm hay dạng uống. Ngoài ra không sử dụng thuốc khi đang uống bia rượu, chất kích thích hay đang dùng thuốc an thần.
4. Phòng ngừa nguy cơ bị dị ứng bằng phương pháp nào?
Dị ứng không phải là hiện tượng hiếm gặp và hầu như ai cũng đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Bên cạnh tận dụng thuốc để điều trị thì mỗi người đều có thể hạn chế tình trạng này thông qua những cách dưới đây:
-
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: trong trường hợp bạn bị dị ứng với bụi, phấn hoa, lông động vật hay một loại thực phẩm nào đó thì nên hạn chế tiếp xúc hay ở gần chúng;
-
Nên cho con bú sữa mẹ ngay sau khi chào đời để giúp phòng ngừa nguy cơ dị ứng ở trẻ;
-
Nếu trẻ nhỏ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thì cần tìm hiểu nguyên nhân nhằm khắc phục và đề phòng cho những lần sau;
-
Trong trường hợp các biểu hiện dị ứng không biến mất hoặc tiến triển nặng hơn thì cần đi khám ngay.
Không nên tiêu thụ những loại thực phẩm hoặc tiếp xúc với các yếu tố là nguyên nhân gây dị ứng
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng cũng như một số loại thuốc dùng để điều trị dị ứng đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có các dấu hiệu của dị ứng, hãy bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, ngưng sử dụng và tránh xa những yếu tố dẫn đến dị ứng để cải thiện triệu chứng. Nếu tình hình không khả quan hơn, hãy đến các cơ sở y tế hoặc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch hẹn trước và lắng nghe chi tiết hơn về các dịch vụ tại Bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!