Tin tức
Đâu là các phương pháp điều trị dị ứng hiệu quả nhất?
- 27/09/2020 | Khi nào thì bị ho dị ứng và cách điều trị
- 10/11/2020 | Một số thông tin bạn cần biết về hiện tượng dị ứng
- 09/11/2020 | Bệnh viêm kết mạc dị ứng và những thông tin quan trọng
- 08/10/2020 | Các loại thuốc viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến hiện nay
- 02/10/2020 | Thuốc dị ứng và các tác dụng phụ có thể gặp
1. Dị ứng
Tình trạng dị ứng được lý giải là những phản ứng của cơ thể thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch nhận ra có tác nhân gây hại đang xâm nhập. Những phản ứng này thường biểu hiện qua các dấu hiệu như nổi mề đay, tiêu chảy, phát ban,... Tùy vào dạng dị ứng mà những biểu hiện sẽ có sự khác nhau. Dựa trên tính chất đặc trưng của từng dạng dị ứng, các bác sĩ phân chia bệnh thành các loại như sau:
-
Dị ứng đường hô hấp: tình trạng này thường xuất phát do bệnh nhân bị dị ứng thời tiết (bao gồm tất cả các mùa trong năm), viêm mũi dị ứng, dị ứng với phấn hoa/bụi/nấm mốc/thú cưng.
Các dạng dị ứng thường gặp ở bệnh nhân
-
Dị ứng thức ăn: phát sinh do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch khi nhận nhầm một chất nào đó có trong thức ăn là tác nhân gây hại. Do đó, cơ thể điều tiết kháng thể nhằm chống lại các chất này. Một số dạng thường gặp ở bệnh nhân dị ứng thức ăn là dị ứng sữa, dị ứng trứng, dị ứng Casein, dị ứng lúa mì, dị ứng cá,...
-
Dị ứng da: có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như viêm da tiếp xúc, dị ứng với cây độc (thường xuân, sumac,...), mày đay, mỹ phẩm, vết cắn của côn trùng,...
-
Dị ứng thuốc: một số bệnh nhân bị dị ứng với một trong những thành phần có trong thuốc. Một vài loại thuốc thường gây ra triệu chứng dị ứng cho bệnh nhân như Salicylate, Penicillin,...
Tình trạng dị ứng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh lý này có liên quan đến chức năng của một số bộ phận như hệ tiêu hóa, da, hệ hô hấp,... Tùy vào mức độ nặng - nhẹ của từng dạng dị ứng mà các triệu chứng có thể nghiêm trọng hoặc lành tính. Một số trường hợp không phát hiện bệnh hoặc điều trị dị ứng không kịp thời có thể gây đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
2. Các phương pháp điều trị dị ứng
Hầu hết, mọi người đều cho rằng tình trạng dị ứng hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một số dạng dị ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hệ hô hấp của bệnh nhân và là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi có dấu hiệu mắc bệnh cũng như đảm bảo thăm khám kịp thời khi cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Điều trị dị ứng cho bệnh nhân bằng cách nào?
Vậy điều trị dị ứng có thể dựa trên những phương pháp nào? Hiện nay, trong y khoa có khá nhiều phương thức điều trị tình trạng dị ứng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số phương pháp điều trị thông dụng nhất:
2.1. Tránh tác nhân gây dị ứng
Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ thực hiện đầu tiên nhằm nắm bắt rõ tình trạng của bệnh nhân cũng như hạn chế tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng tấn công cơ thể. Theo các bác sĩ, trong quá trình điều trị bệnh thì đây là bước quan trọng nhất vì phương thức này giúp ngăn ngừa cũng như hạn chế những phản ứng do bệnh lý này gây ra. Đồng thời giúp bệnh nhân đẩy lùi tình trạng dị ứng của cơ thể.
2.2. Thuốc trị dị ứng
Khi có dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc để can thiệp. Những loại thuốc này không chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng cơ thể mà còn ngăn chặn những phản ứng do hệ miễn dịch gây ra.
Tuy nhiên, tùy vào dạng dị ứng và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Trong đó, thuốc điều trị dị ứng có khá nhiều dạng, điển hình như thuốc dạng xịt (dành cho mũi, mắt) hoặc thuốc dạng uống. Một vài loại thuốc được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân bị dị ứng gồm Natri Cromolyn, thuốc thông mũi,...
Tình trạng dị ứng có thể điều trị bằng thuốc
2.3. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch được lý giải là phương thức tạo ra hiện tượng dung nạp tức thời đối với những tác nhân gây nên tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, liệu pháp này đòi hỏi bác sĩ cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Mặt khác, đặc trưng của phương pháp giải mẫn cảm là sự nhắc lại các chất gây dị ứng với liều lượng nhỏ để cơ thể thích nghi và tăng dần sau một thời gian.
Mục đích của phương pháp điều trị này là xác định dị nguyên gây bệnh để sử dụng chúng tạo ra kháng thể ngăn ngừa các phản ứng của cơ thể. Tuy nhiên trong việc điều trị cho trẻ em, phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn do sức đề kháng kém. Nhất là những đối tượng có biểu hiện sốc phản vệ sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, khi lựa chọn liệu pháp miễn dịch để điều trị dị ứng, các bác sĩ cần tìm hiểu kĩ lượng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
2.4. Epinephrine cấp cứu
Đối với các bệnh nhân bị dị ứng nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Epinephrine ngay thời điểm có dấu hiệu dị ứng hay kể cả những trường hợp sốc phản vệ. Trong y khoa, Epinephrine có tác dụng giảm bớt những triệu chứng do tác nhân dị ứng gây ra đồng thời ngăn chặn sự phản ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch. Do đó, phương pháp này có thể giúp bệnh nhân đẩy lùi những biến chứng nghiêm trọng.
Epinephrine thường dùng cho bệnh nhân nặng
3. Những biện pháp giúp hỗ trợ trong điều trị
Ngoài những phương pháp điều trị dị ứng được kể trên, bác sĩ còn gợi ý một số biện pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cải thiện những triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, những giải pháp này cũng giúp mọi người phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể như:
-
Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cũng như các xoang bên trong. Đặc biệt, biện pháp này còn giúp cải thiện đáng kể trong những trường hợp bị viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ở mũi.
-
Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc để đảm bảo không tồn tại những bụi bẩn, mầm mống gây bệnh. Đặc biệt, hạn chế gây ẩm ướt ở những khu vực như nhà bếp, nhà tắm,... nhằm đẩy lùi khả năng sinh sản và phát triển của vi khuẩn.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không gian sống
-
Hạn chế tiếp xúc với da, lông của thú cưng cũng như những mạt bụi của hoa, cỏ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ những tác nhân này. Các bạn có thể thường xuyên giặt ga giường, gấu bông bằng nước nóng. Đồng thời sử dụng máy hút bụi để lọc không khí trong phòng ngủ cũng như các không gian sinh hoạt trong nhà.
-
Hạn chế ra ngoài khi thời tiết ẩm ướt vì đây là thời điểm mà các vi khuẩn, virus bên ngoài có điều kiện phát triển và tấn công cơ thể. Đồng thời, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế hít phải những bụi bẩn hoặc các tác nhân gây dị ứng.
-
Không sử dụng những thức ăn, thực phẩm có chứa chất gây dị ứng đối với cơ thể.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị dị ứng thông dụng nhất. Đồng thời, các bạn cũng được chia sẻ một số giải pháp giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!