Tin tức
Da chân bị tróc vảy trắng: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 05/11/2020 | Quy trình chăm sóc da khô giúp làn da căng bóng, tươi trẻ
- 05/07/2021 | Điều trị tình trạng da khô nghiêm trọng như thế nào?
- 22/01/2022 | Cải thiện tình trạng da khô ngứa vào mùa đông như thế nào?
- 24/05/2022 | Bí quyết chăm sóc trẻ bị da khô giúp các bậc phụ huynh
- 15/04/2022 | Da khô nứt nẻ vào mùa lạnh nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da chân bị tróc vảy trắng
Da chân, đặc biệt là phần gót và lòng bàn chân là khu vực chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể đồng thời chịu lực ma sát thường xuyên. Vì vậy, phần da chân thường xuyên xảy ra các vấn đề như nứt nẻ, bong tróc nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Nguyên nhân khiến da chân bị tróc vảy trắng, khô ráp, nứt nẻ có thể kể đến là:
Độ ẩm không khí thấp
Thời tiết thay đổi chuyển sang hanh khô, độ ẩm không khí thấp dẫn là lý do phổ biến khiến da chân bị khô, tróc vảy trắng. Ngoài da chân thì các vị trí khác trên cơ thể cũng có nguy cơ xảy ra tình trạng tương tự nếu không được cấp ẩm kịp thời và đúng cách.
Da chân ngâm nước quá nhiều
Thói quen rửa chân quá nhiều hoặc rửa chân thường xuyên với hóa chất tẩy rửa sẽ khiến cho da mất đi lớp lipid tự nhiên. Điều này sẽ khiến da chân không được giữ ẩm nên khô, tróc vảy.
Da chân tiếp xúc với nhiều có thể bị khô, tróc vảy
Da chân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Da chân cũng như những vị trí khác trên cơ thể nếu không được bảo vệ sẽ bị tia UV làm tổn thương. Thậm chí những ngày trời không có nắng thì da vẫn cần phải được bảo vệ để tránh tình trạng cháy nắng khiến da bong tróc vảy trắng và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Bệnh lý
Da chân bị tróc vảy trắng có thể do một số bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, nấm, phong thấp, chàm, vảy nến,… Lúc này, để nhanh chóng cải thiện tình trạng, bạn cần phải được thăm khám bác sĩ và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
Thiếu vitamin
Da thiếu các vitamin và chất khoáng như canxi, vitamin D, vitamin E có thể xuất hiện tình trạng khô, bong tróc vảy trắng. Khi đó, bạn cần tăng cường bổ sung các chất này thông qua thực phẩm, phơi nắng buổi sáng và nhiều cách khác theo hướng dẫn từ chuyên gia da liễu.
Da chân bị tróc vảy có thể do thiếu vitamin
Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên thì tình trạng da chân bị tróc vảy trắng còn có thể do:
- Di truyền từ người thân trong gia đình.
- Rối loạn hệ miễn dịch.
- Dị ứng với hóa chất, sữa tắm, thực phẩm,…
- Sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da, sữa tắm không phù hợp.
- Ra mồ hôi chân quá nhiều.
- Đứng liên tục trong thời gian dài.
2. Những việc nên và không nên làm khi da chân bị tróc vảy trắng
Nếu da chân xuất hiện tình trạng khô, tróc vảy trắng thì bạn cần chú ý những việc nên và không nên làm dưới đây.
Nên làm
Để giúp da chân nhanh chóng khắc phục tình trạng khô, tróc vảy, bạn nên:
- Thay đổi sữa tắm có độ pH cân bằng, dịu nhẹ, không chứa hóa chất, phù hợp với da khô, nứt nẻ.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho da chân nhiều lần trong ngày để đảm da luôn được cấp ẩm. Nên chọn những sản phẩm có khả năng thẩm thấu vào da nhanh, không gây bết dính và dịu nhẹ cho da khô.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối, tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, D, E,… đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một tô nước trong phòng vào những ngày khô hanh, độ ẩm trong phòng giảm nhanh.
- Nếu công việc bắt buộc bạn phải đứng liên tục thì sau khoảng 30 - 45 phút nên thay đổi tư thế, có thể ngồi để chân được nghỉ ngơi.
Bôi kem dưỡng da chân mỗi ngày
Không nên làm
Khi da có tình trạng tróc vảy trắng, bạn không được:
- Gãi, cậy hoặc dùng tay bóc vảy trắng để đảm bảo da không bị tổn thương, nhiễm trùng.
- Không tắm quá 15 phút, không tắm hoặc rửa chân quá nhiều lần trong ngày.
- Khi tắm, không chà xát mạnh vào vùng da chân đang bị bong tróc.
- Không tắm nước quá nóng, nếu trời lạnh, hãy pha nước ấm với nhiệt độ vừa phải để không làm khô da.
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, hút thuốc lá, nước ngọt,…
3. Một số mẹo giúp cải thiện da chân bị tróc vảy trắng hiệu quả
Để nhanh chóng khắc phục trạng da chân bị tróc vảy trắng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Thoa dầu oliu: Mỗi tối trước khi ngủ, bạn có thể thoa một lớp dầu ôliu lên chân rồi dùng bọc nilon hoặc màng bọc thực phẩm quấn bên ngoài. Đến sáng thì có thể rửa lại bằng nước sạch. Cách này sẽ giúp da chân được cấp ẩm hiệu quả, hoạt chất trong dầu ôliu thẩm thấu sâu vào bên trong nhờ đó da trở nên mềm mại, cải thiện tình trạng tróc vảy, khô ráp.
- Sử dụng vitamin E: Vitamin E được xem là “cứu tinh” đối với làn da bị khô, tróc vảy. Mỗi ngày, bạn có thể thoa vitamin E từ 2 - 4 lần để giúp giữ ẩm cho da. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, bạn cũng có thể trộn vitamin E với các sản phẩm dưỡng da phù hợp.
- Dùng nha đam: Từ trước đến nay, nha đam là nguyên liệu được nhiều người áp dụng để chăm sóc da. Nếu da chân bạn đang có tình trạng tróc vảy trắng, hãy dùng lá nha đam, rửa sạch, gọt vỏ và lấy gel bên trong thoa lên chân mỗi tối. Để nguyên khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Cải thiện tình trạng da chân tróc vảy trắng với nha đam
Tùy từng nguyên nhân mà cách khắc phục tình trạng da chân bị tróc vảy trắng có thể khác nhau. Trong trường hợp da bong tróc bất thường, kéo dài hoặc đi kèm với các biểu hiện như nứt nẻ, chảy máu, nhiễm trùng,… thì bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và can thiệp điều trị sớm.
Mặc dù da khô tróc vảy trắng thường không gây ảnh hưởng quá nhiều sức khỏe nhưng khiến người bệnh tự ti vì mất thẩm mỹ. Ngoài ra, vẫn có những trường hợp da bong tróc, nứt nẻ, nhiễm trùng,… gây đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Nếu bạn đang gặp rắc rối với tình trạng da khô, tróc vảy trắng thì hãy đến ngay Chuyên khoa Da liễu thuộc các đơn vị của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!