Tin tức
Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là bệnh lý gì và khi nào cần điều trị?
- 26/02/2025 | Tham khảo cách trị đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả nhất
- 26/02/2025 | Đau bụng dưới bên trái cảnh báo vấn đề gì và hướng xử lý tại nhà
- 04/03/2025 | Đau bụng, nôn ra máu, đi khám phát hiện mắc căn bệnh ai nghe cũng bủn rủn chân tay
- 14/03/2025 | Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng, xử trí thế nào cho an toàn?
- 14/03/2025 | Bị đau bụng dưới bên phải ở nữ do nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau bụng bên trái ở nhiều chị em có thể là do:
1.1. Vấn đề tại đường tiêu hóa
Triệu chứng đau bụng dưới bên trái thường liên quan đến một số vấn đề tại đường tiêu hóa. Bên cạnh đau bụng, chị em đôi khi sẽ bị sốt cao, khó đi ngoài, nôn mửa. Nếu không phải bệnh lý nghiêm trọng, cấp tính, cơn đau có thể dần biến mất sau đó.
Một số vấn đề tại đường tiêu hóa dễ khiến chị em bị đau bụng dưới bên trái
1.2. Vấn đề tại hệ sinh sản
Nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản có thể phải đối mặt với các cơn đau nhói tại vùng bụng dưới. Ngoài tình trạng đau bụng kinh thông thường, đây có khả năng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác về đường sinh sản. Cụ thể, đau nhói bụng dưới bên trái ở nữ được cho là có liên hệ với một số bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
1.3. Vấn đề tại đường tiết niệu
Những vấn đề tại đường tiết niệu như sỏi thận dễ dẫn đến tình trạng đau âm ỉ bụng dưới bên trái ở nữ, cùng với đó là triệu chứng đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, sốt.
Trong một số trường hợp, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra cơn đau bất chợt tại khu vực bụng dưới bên trái. Các triệu chứng kèm theo lúc này là đi tiểu nhiều, tiểu buốt.
Ngoài ra, ảnh hưởng của khối máu tụ, vết bầm tại vùng bụng cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau. Lúc này, chị em nên đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
2. Một số bệnh lý có triệu chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ
Ngoài những vấn đề thông thường như táo bón, đầy hơi, đau bụng kinh khi đến tháng,... cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác. Cụ thể như:
2.1. Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng T
Đây là bệnh lý tương đối phổ biến ở nữ giới, gây ra cơn đau tại vùng bụng bên trái. Theo đó, khi tế bào niêm mạc tử cung sản sinh bên ngoài khu vực tử cung (cụ thể là ở buồng trứng T), chị em có thể cảm thấy cơn đau dữ dội, cùng nhiều triệu chứng khác như:
- Âm đạo chảy máu ngay cả khi chưa đến kỳ kinh.
- Đau mỗi khi giao hợp.
- Táo bón hoặc đi ngoài ra phân lỏng.
- Đau mỗi lần đi tiểu.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ thường là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung
Để điều trị lạc nội mạc tử cung, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh nhân uống thuốc kiểm soát cơn đau, thuốc tránh thai phối hợp thuốc nội tiết hoặc phẫu thuật loại bỏ phần mô nội mạc tử cung.
2.2. U nang buồng trứng trái
Bệnh lý này khởi phát khi buồng trứng xuất hiện một hoặc nhiều nang chứa dịch, gây tình trạng đau bụng dưới. Trường hợp các nang này phát triển lớn gây chèn ép, bị vỡ hoặc bị xoắn, người bệnh có thể bị đau dữ dội.
U nang buồng trứng trái gây đau ở bụng bên trái
Ngoài đau bụng dưới bên trái, chị em còn biểu hiện một vài triệu chứng khác như đau tại vùng chậu, đau khi quan hệ, chu kỳ kinh rối loạn, buồn nôn, đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện.
2.3. Sỏi thận trái
Sỏi thận là kết quả của quá trình tích tụ những tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Sỏi thận gây cảm giác đau quặn ở vùng bụng bên trái. Cơn đau còn lan đến nhiều khu vực khác như lưng, háng, kèm theo đó là triệu chứng đi tiểu ra máu, buồn nôn, sốt cao trên 38 độ.
Khi viên sỏi bắt đầu lớn dần, ảnh hưởng đến các hệ cơ quan lân cận, bệnh nhân thường phải phẫu thuật loại bỏ sỏi.
2.4. Viêm loét dạ dày
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm loét dạ dày chủ yếu là do tình trạng nhiễm trùng, lạm dụng các loại thuốc NSAID trong thời gian dài. Không chỉ bị đau bụng bên trái, chị em bị viêm loét dạ dày còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như buồn nôn, bụng nóng rát, khó tiêu, chán ăn, cân nặng sụt giảm.
Lạm dụng thuốc NSAID trong thời gian dài có nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu không kịp thời chữa trị, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, thủng dạ dày.
2.5. Viêm ruột
Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng đều là bệnh lý liên quan đến viêm ruột, thường gây triệu chứng đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải. Kèm theo đó là những triệu chứng đầy hơi, đi tiểu hoặc đại tiện ra máu, chán ăn, sốt cao hoặc ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi.
Nếu bệnh lý diễn biến nghiêm trọng, việc dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp phẫu thuật.
2.6. Viêm dạ dày ruột
Đây là bệnh lý liên quan đến tình trạng dạ dày, ruột bị nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng này là do sự tấn công của một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới, Các triệu chứng của biến chứng khác phải kể đến là tiêu chảy, đi ngoài ra máu, buồn nôn, đau nhức cơ bắp, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Nếu nhận thấy những triệu chứng trên kéo dài trên 2 ngày, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra xác định nguyên nhân, điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng mất nước dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác, chị em nên uống nhiều nước.
3. Khi nào chị em cần đi khám bác sĩ?
Phần lớn triệu chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ giới thường chỉ kéo dài trong 2 đến 3 ngày (nếu là cơn đau do đầy hơi, vấn đề về tiêu hóa như táo bón). Mặc dù vậy, chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo như:
- Lên cơn sốt cao.
- Cơn đau ngày càng dữ dội.
- Phân hoặc nước tiểu lẫn máu.
- Nôn ói.
- Cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Một số triệu chứng bất thường kéo dài trên 2 ngày.
Nếu cơn đau cùng các triệu chứng khác kéo dài trên 2 ngày, chị em nên đi khám
Trong đó, đau bụng bên trái dưới rốn ở nữ đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, bạn không nên chậm trễ mà hãy nhờ người đưa ngay đến cơ sở y tế.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ thường liên quan đến vấn đề tại đường tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc sinh sản. Nếu triệu chứng này kéo dài dai dẳng kèm theo nhiều dấu hiệu cảnh báo khác, chị em tuyệt đối không chủ quan mà hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn. Hệ thống Y tế MEDLATEC với các chuyên khoa như chuyên khoa Tiêu hóa, Sản khoa là địa chỉ y tế được nhiều khách hàng tin tưởng. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
