Tin tức

Đau cẳng tay: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 22/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đau cẳng tay gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều tới các hoạt động hàng ngày của người bệnh. MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin về tình trạng này với bài viết sau để độc giả có thể tham khảo. 

1. Đau cẳng tay là như thế nào? 

Trên cơ thể con người, cẳng tay bao gồm xương quay và xương trụ kết hợp với nhau. Đây là phần từ khủy tay đến cổ tay của chúng ta. Đau cẳng tay là tình trạng có thể xảy ra khi bạn gặp phải chấn thương các xương hoặc tổn thương các dây thần kinh hay cơ trên của cơ thể. Tình trạng này khiến người bệnh phải chịu đựng cảm giác khó chịu và các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng ít nhiều bị tác động. 

Tùy vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác về cơn đau không giống nhau. Cụ thể, một vài người khi bị đau ở cẳng tay sẽ cảm thấy cơn đau bỏng rát do nguyên nhân gây ra tình trạng này là bởi bị đau hay chấn thương ở dây thần kinh. Trong khi đó, một số trường hợp khác lại cảm giác cơn đau diễn ra một cách âm ỉ và nhức nhối, chẳng hạn đối với người bị viêm xương khớp. Cơn đau lúc này tác động tới chức năng của cánh tay hay bàn tay, làm xuất hiện cảm giác ngứa ran khó chịu và tê. 

Mỗi người bệnh có thể có cảm giác đau khác nhau khi bị đau cẳng tay tùy nguyên nhân gây ra

Mỗi người bệnh có thể có cảm giác đau khác nhau khi bị đau cẳng tay tùy nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, có một số biểu hiện khác mà người bệnh gặp phải cũng có thể liên quan tới tình trạng đau cẳng tay như:

  • Ngón tay hoặc cẳng tay có hiện tượng bị sưng, tê.

  • Ảnh hưởng đến sức mạnh và khả năng vận động của tay.

  • Một số động tác ở tay bị hạn chế, phạm vi chuyển động trở nên kém hơn.

  • Khi thực hiện cử động thì có hiện tượng bật, nhấp hoặc bắt ở khớp khủy tay hay ở cổ tay.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp đau cẳng tay không phải xuất phát từ nguyên nhân đến từ tình trạng chấn thương hoặc rối loạn chức năng của chính nó. Mà lại là do chấn thương ở vị trí khác của cơ thể gây đau tại cẳng tay.

2. Nguyên nhân nào gây ra? 

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cẳng tay, có thể kể đến như sau:

- Bệnh viêm khớp.

- Hội chứng ống cổ tay.

- Gặp những vấn đề liên quan đến tĩnh mạch và tuần hoàn tại chỗ.

- Bị té ngã gây ra các chấn thương, ví dụ như bong gân, tổn thương dây chằng hay bị gãy xương.

- Mắc phải bệnh lý như đái tháo đường, bệnh lý về tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. 

- Tư thế bị sai: ví dụ, trường hợp cổ hay vai của người bệnh bị cong ra trước dây thần kinh ở cẳng tay phải chịu sự chèn ép.

- Tình trạng căng cơ, thông thường là bởi việc tham gia tập luyện, chơi các môn thể thao như golf hay tennis.

- Do hoạt động quá mức, cụ thể như khi người bệnh phải hoạt động bàn tay quá nhiều với việc sử dụng máy tính để phục vụ cho công việc hay học tập.  

Hội chứng ống cổ tay có thể là nguyên nhân gây đau cẳng tay

Hội chứng ống cổ tay có thể là nguyên nhân gây đau cẳng tay

3. Điều trị đau cẳng tay như thế nào? 

Căn cứ vào nguyên nhân cơ bản gây ra, mà các phương pháp điều trị tình trạng đau cẳng tay có thể không giống nhau trong từng trường hợp bệnh nhân khác nhau. Cụ thể, việc điều trị tình trạng này có thể áp dụng các phương pháp sau: 

3.1. Thực hiện điều trị tại nhà

Để thực hiện điều trị đau ở cẳng tay ngay tại nhà giúp giảm sưng và hạn chế cảm giác khó chịu, bạn có thể thực hiện các phương pháp bao gồm: 

- Đảm bảo việc để cho cẳng tay được nghỉ ngơi một cách thường xuyên, đều đặn.

- Sử dụng một miếng túi vải có chứa đá bên trong rồi tiến hành chườm đá cho vùng bị đau. Việc này bạn nên thực hiện trong khoảng thời gian cho mỗi lần là từ 10 phút đến 15 phút. 

- Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay acetaminophen. 

Người bị đau cẳng tay có thể dùng thuốc ibuprofen khi điều trị tại nhà

Người bị đau cẳng tay có thể dùng thuốc ibuprofen khi điều trị tại nhà

- Để hạn chế vận động khi gặp chấn thương, bạn cũng có thể tiến hành nẹp hoặc băng ép; nhưng cần chắc chắn thực hiện đúng kỹ thuật và đúng phương pháp. 

- Đi kèm với đó, nên tham khảo và tăng cường việc tập luyện tại nhà một số bài tập như:

+ Bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh;

+ Bài tập kéo giãn cổ tay;

+ Bài tập uốn cong khủy tay. 

Tuy nhiên, khi muốn áp dụng các bài tập này, bạn cần chắc chắn bản thân thực hiện đúng các bước, đúng kỹ thuật. Đồng thời, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tập để biết được bạn có nên thực hiện việc này không giúp đảm bảo về độ an toàn và hiệu quả đạt được. Lưu ý dành cho bạn là cần tránh việc tự ý bắt đầu bất kỳ bài tập nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.

3.2. Tiêm thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật 

- Tiêm thuốc: 

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc chống viêm cortisone cho bệnh nhân để có thể làm giảm viêm ở các cơ có khả năng dẫn đến tình trạng đau cẳng tay. 

- Thực hiện phẫu thuật: 

Đây được xem là phương pháp điều trị cuối cùng cho tình trạng đau ở cẳng tay. Thông thường, bác sĩ sẽ không đề xuất phương pháp này trừ khi chấn thương người bệnh gặp phải là cấp tính, ở mức độ nặng.  Hoặc là khi các biện pháp điều trị tại nhà hay việc tiêm thuốc không đem lại hiệu quả sau khi người bệnh đã áp dụng chúng trong thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng. 

4. Có thể phòng ngừa như thế nào? 

Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau ở cẳng tay, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để phần nào đó phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này.

- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

- Cẩn thận khi tham gia tập luyện, chơi thể thao:

+ Khởi động kỹ trước khi bắt đầu. 

+ Thực hiện đúng và chính xác động tác như khi vung gậy đánh golf.  

+ Chú ý khi thực hiện các hành động tương tự nhau lặp đi lặp lại như vung vợt lúc chơi tennis. 

+ Lắng nghe cơ thể của bạn và nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra thì cần dừng việc tập luyện lại. 

- Tránh hoạt động quá mức lên tay, cho tay nói riêng và toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Giữ cho tay được nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động quá mức

Giữ cho tay được nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động quá mức

- Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng đau cẳng tay. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe, mời quý vị đến tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Vui lòng liên hệ với đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn và hỗ trợ quý vị đặt lịch khám sớm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.