Tin tức
Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?
- 06/01/2023 | Điều trị gãy xương gò má kịp thời để phòng ngừa biến chứng
- 03/01/2023 | Gãy xương đòn vai và những cách điều trị hiệu quả
- 10/01/2023 | Gãy xương nào nguy hiểm nhất?
- 05/01/2023 | Phục hồi chức năng sau gãy xương bằng những phương pháp nào?
1. Gãy xương cẳng tay do những nguyên nhân nào?
Xương cẳng tay có thể gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy vụn, có mảnh rời,... Tùy vào lực tác động, vị trí cụ gãy cụ thể, phần xương bị gãy có thể di lệch. Cụ thể là:
Gãy xương cẳng tay do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Gãy tại vị trí bám của cơ ngực lớn: Phần xương bị gãy phải chịu tác động của lực kéo khối cơ xoay nên có thể xảy ra di lệch dạng và xoay ngoài.
- Gãy tại phần giữa vị trí bám của cơ ngực lớn và phần bám của cơ bả vai: Phần trên sẽ bị khép do cơ ngực lớn kéo, phần dưới sẽ có thể bị lệch ra ngoài và hướng lên trên.
- Gãy dưới vị trí bám của cơ bả vai: Xương bị gãy có thể bị di lệch trên do sự co kéo của các cơ.
Nhiều nguyên nhân gây gãy xương cẳng tay nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Bị ngã chống tay.
- Ngã do tai nạn khi đang thực hiện các công việc sinh hoạt thường ngày.
- Bị ngã do gặp tai nạn lao động.
- Do tai nạn giao thông.
- Hoặc có thể do hậu quả khi tham gia các vụ đánh nhau, đâm chém,...
2. Triệu chứng gãy xương cẳng tay
- Khi bị gãy xương cẳng tay, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
+ Phần cẳng tay rất đau, trong đó có vài điểm rất đau,
+ Người bệnh không thể vận động tại vị trí xương bị gãy.
+ Vùng bị gãy xương có biểu hiện sưng tím.
+ Trong những trường hợp nặng, cánh tay của người bệnh có thể bị biến dạng ngay sau khi gãy.
+ Khi di chuyển bên tay bị gãy, nghe thấy tiếng lạo xạo.
Gãy xương gây đau và giảm khả năng vận động vùng cẳng tay
Ngoài những ảnh hưởng đến vùng xương tại vị trí gãy, tình trạng gãy xương cẳng tay còn gây ra những tổn thương các dây thần kinh, mạch máu tại vùng cánh tay. Bên cạnh đó, những trường hợp gãy xương kèm theo rách da, chảy máu thì cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Chẩn đoán gãy xương cẳng tay không chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng mà còn cần thực hiện các biện pháp cận lâm sàng như sau:
+ Chụp phim X-quang toàn bộ phần khớp vai và khuỷu tay ở vị trí 2 bình diện vuông góc với nhau. Trong quá trình chụp X-quang, kỹ thuật viên có thể thay đổi tư thế của người bệnh để chụp rõ hơn, dễ và nhanh chóng hơn. Kết quả hình ảnh từ phương pháp chụp X-quang có thể cho thấy rõ được vị trí gãy, xương gãy có di lệch hay không, đường gãy như thế nào, có các mảnh rời không,... và những đặc điểm chi tiết của tổn thương.
+ Chụp CT, MRI: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán này để có được các thông tin chi tiết và rõ ràng hơn, phục vụ cho quá trình điều trị.
3. Điều trị gãy xương cẳng tay bằng phương pháp nào?
Với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, rất nhiều phương pháp có thể được áp dụng để điều trị gãy xương cẳng tay và mang lại hiệu quả tích cực. Trong đó phải kể đến một số phương pháp như nắn xương, bó bột gãy xương, nẹp bột, phẫu thuật,... Các kỹ thuật điều trị này không chỉ giúp xương liền nhanh mà còn góp phần làm giảm những di chứng về sau. Các phương pháp điều trị gãy xương cẳng tay có thể chia thành các nhóm như sau:
Điều trị gãy xương cẳng tay bằng phương pháp bó bột
- Điều trị bảo tồn: Bao gồm các kỹ thuật: Bột cánh tay treo, bột ngực vai cánh tay, bao ôm cánh tay, nẹp bột chữ U,... Những phương pháp này thường không thể đạt được hình dạng như ban đầu, vị trí gãy xương có thể bị góc ra trước 20 độ hay gập vào trong 30 độ. Tuy nhiên, điều này có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ xem xét vào từng trường hợp người bệnh, lực tác động nhẹ hay mạnh, vị trí gãy, mức độ gãy, kiểu gãy, tình trạng sưng và tổn thương phần mềm ra sao,... để quyết định điều trị theo những phương pháp phù hợp nhất.
- Điều trị phẫu thuật: Nếu những phương pháp điều trị khó mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật chẳng hạn như cố định ngoài, mổ kết hợp xương nẹp vít hay mổ đóng đinh nội tủy,... để sớm cải thiện tình trạng gãy xương cho người bệnh.
4. Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?
Với thắc mắc “gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành”, các chuyên gia đưa ra cho biết: Nếu thực hiện điều trị cố định xương theo đúng phương pháp, người bệnh cần bó bột trong khoảng ít nhất từ 8 đến 12 tuần. Để bình phục hoàn toàn thì cần từ 5 đến 6 tháng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người cao tuổi, quá trình lành xương sẽ diễn ra chậm hơn vì ở giai đoạn này xương khớp đã bắt đầu thoái hóa, giòn xốp và lâu lành hơn.
Cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ
Để quá trình lành xương diễn ra nhanh hơn, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần chú ý cố định vị trí gãy theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Nếu xảy ra bất thường trong quá trình điều trị thì cần đi khám sớm, đồng thời tuân thủ theo đúng lịch tái khám của bác sĩ điều trị.
- Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt cần bổ sung thêm những nhóm thực phẩm có chứa nhiều canxi và magie trong chế độ ăn hàng ngày. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp xương tái tạo nhanh và mau lành hơn.
- Thường xuyên xoa bóp và gồng cơ nhẹ nhàng để quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, dưỡng chất sẽ được vận chuyển đến các vị trí tổn thương giúp xương nhanh chóng được tái tạo.
Để hiểu rõ hơn về gãy xương cánh tay và phương pháp điều trị hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe xương khớp, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!