Tin tức

Đau họng uống panadol được không và những điều cần lưu ý

Ngày 05/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi bị đau họng, người bệnh rất khó chịu, nhất là khi nuốt thức ăn và nói chuyện với những người xung quanh. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Panadol. Vậy khi bị đau họng uống panadol được không và cần lưu ý những gì?

1. Nguyên nhân gây đau họng

Trước khi giải đáp thắc mắc “Đau họng uống panadol được không”, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây đau họng cùng với một số triệu chứng kèm theo. 

Nhiều nguyên nhân gây đau họng

Nhiều nguyên nhân gây đau họng

Đau họng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy theo từng nguyên nhân mà triệu chứng bệnh cũng sẽ khác nhau, chẳng hạn như: 

- Cảm cúm: Đây là nguyên nhân gây đau họng rất phổ biến và nhiều người gặp phải. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân không chỉ bị đau họng mà còn có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như ho nhiều, bị sốt, sổ mũi, có đờm trong họng, hôi miệng, chảy nước mắt, mệt mỏi. 

- Nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus gây ra: Bệnh gây ra một số triệu chứng như đau họng, sưng mủ trên niêm mạc miệng, sưng hạch bạch huyết,..

- Lao phổi: Khi mắc căn bệnh nguy hiểm này, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy đau họng và kèm theo đó là tình trạng ho nhiều, đờm có lẫn máu. 

- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi dịch vị dạ dày bị trào ngược lên cổ họng, phần niêm mạc họng sẽ bị kích ứng. Chính vì thế, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát, đau họng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khó chịu khác như ho khan, nuốt vướng, có cảm giác nghẹn họng, ợ hơi,..

- Ung thư vòm họng: Nếu bị đau họng kèm theo những triệu chứng như cổ to bất thường, có hạch ở cổ, cơ thể mệt mỏi, bị sụt cân, thay đổi giọng nói, có lẫn máu trong nước bọt,... thì rất có thể bệnh nhân đã mắc phải bệnh ung thư vòm họng. Nếu không được điều trị sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

- Bệnh tuyến giáp: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau họng, cảm giác vướng nghẹn cổ, khó nhai, nuốt vướng, cổ phình to,...

- Dị ứng: Rất ít người nghĩ đến nguyên nhân này. Tuy nhiên, khi bị dị ứng, chất nhầy ở niêm mạc mũi có thể chảy xuống phía sau của cổ họng và gây đau họng. Không những vậy, tác nhân dị ứng còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi. 

- Không khí khô có thể làm giảm độ ẩm trong họng, do đó, bệnh nhân sẽ dễ có cảm giác ngứa họng, đau họng. Đặc biệt vào mùa đông, việc sử dụng máy sưởi trong thời gian dài cũng có thể khiến bạn dễ bị khô họng, đau họng. 

Nhìn chung, đau họng có thể là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó bao gồm cả những bệnh lý lành tính và những bệnh lý nghiêm trọng. Để có thể xác định nguyên nhân và khắc phục vấn đề này hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế.

2. Bị đau họng uống Panadol được không?

Rất nhiều người thắc mắc “bị đau họng uống panadol được không”. Đây là loại thuốc có chứa paracetamol và có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Việc uống thuốc panadol chỉ có tác dụng giảm đau họng tạm thời mà không thể điều trị được nguyên nhân gây đau họng. 

Cần dùng thuốc panadol đúng cách để tránh gây tổn thương gan

Cần dùng thuốc panadol đúng cách để tránh gây tổn thương gan

Nếu do nguyên nhân môi trường, cảm cúm thì tình trạng đau họng sẽ thuyên giảm sau khoảng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp, đau họng kéo dài, người bệnh uống Panadol nhưng triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm, thì đây rất có thể là dấu hiệu của những bệnh lý bất thường. Do đó, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. 

3. Những lưu ý khi dùng thuốc Panadol để điều trị đau họng

Như vậy dùng thuốc panadol chỉ có tác dụng chữa đau họng tạm thời. Khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

- Không nên lạm dụng: Nếu dùng thuốc quá liều và trong thời gian dài, có thể gây tổn thương gan, thậm chí dẫn đến suy gan cấp và đe dọa tính mạng người bệnh. 

- Những trường hợp đã mắc các bệnh về gan cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc panadol: Khi sử dụng loại thuốc này không đúng cách, tình trạng bệnh gan có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. 

- Nếu đã sử dụng thuốc panadol thì nên tránh sử dụng cùng lúc với một số loại thuốc khác có thành phần paracetamol. Lưu ý này sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ sử dụng thuốc quá liều. 

- Người thường xuyên uống rượu cũng nên cẩn trọng khi dùng thuốc panadol để trị đau họng. Sử dụng thuốc không đúng cách sẽ có thể khiến gan của bệnh nhân tổn thương nghiêm trọng. 

- Nếu bạn cần dùng thuốc trong thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn về liều dùng phù hợp và những lưu ý chi tiết khi dùng thuốc. 

- Nếu đang sử dụng loại thuốc khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp với Panadol.

- Người lớn không nên sử dụng panadol liên tục quá 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trẻ em không nên dùng panadol liên tục quá 5 ngày, ngoại trừ những trường hợp có hướng dẫn từ bác sĩ. 

- Gợi ý một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau họng tại nhà: 

+ Súc miệng với nước muối ấm: Thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc có thể thực hiện khi cảm thấy khó chịu và hôi miệng

Bạn có thể uống nước ép trái cây khi bị đau họng

Bạn có thể uống nước ép trái cây khi bị đau họng

+ Uống nhiều nước ấm. 

+ Uống nước ép trái cây, nước chanh mật ong, uống trà gừng, uống trà bạc hà,...

+ Nên ăn những loại thức ăn mềm, loãng. Tránh ăn những loại đồ ăn cay, nóng, đồ lạnh, gỏi sống, không hút thuốc lá và kiêng bia rượu. 

+ Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm trong không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Với những thông tin trên, bạn có thể tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “đau họng uống Panadol được không” và bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng Panadol. Bạn nên nhớ rằng, đây chỉ là cách giúp giảm đau họng tạm thời và không thể loại bỏ nguyên nhân gây đau họng. Do đó, nếu đau họng dai dẳng kèm theo những biểu hiện khác thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tìm nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, triệt để. 

Bạn nên đi khám sớm nếu có biểu hiện đau họng

Bạn nên đi khám sớm nếu có biểu hiện đau họng

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Từ khoá: thuốc panadol

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ