Tin tức
DHA là gì và cách bổ sung DHA đúng định lượng khuyến cáo
- 15/02/2021 | Những điều cần biết khi bạn muốn bổ sung DHA cho bà bầu
- 03/12/2021 | Giải đáp thắc mắc: Có nên bổ sung DHA cho trẻ hay không?
1. Tìm hiểu DHA là gì?
DHA thực chất là viết tắt của cụm từ Axit docosahexaenoic - một loại axit omega-3. DHA là đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của bé khi thai kỳ diễn ra cũng như trong giai đoạn sơ sinh.
DHA có thể được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên, nhưng hàm lượng là rất nhỏ. Chính vì vậy, cần bổ sung DHA thông qua các thực phẩm giàu DHA nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
2. Tác dụng của DHA là gì?
Theo các chuyên gia, các vai trò, tác dụng cụ thể của DHA như sau:
Đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA, đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi cũng như trong giai đoạn sơ sinh. Đảm bảo về hàm lượng DHA cần cung cấp giúp bé:
-
Có sự hoàn thiện và phát triển tốt nhất về các chức năng thị lực. Nguyên nhân chính là do trong thành phần cấu tạo của tế bào võng mạc có chứa một tỷ lệ lớn DHA.
-
DHA cần thiết cho sự phát triển bộ não của trẻ vì trong chất xám của não bộ cũng có chứa tỷ lệ rất cao loại axit béo này. Bên cạnh đó, DHA giúp tăng độ nhạy của hệ thống nơron thần kinh, thúc đẩy quá trình truyền đạt thông tin. Trẻ thiếu hụt DHA có gặp phải tình trạng IQ thấp, chậm phát triển trí tuệ và kém thông minh.
DHA là cần thiết cho sự phát trí tuệ của bé
Đối với mẹ bầu trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng cần được bổ sung DHA. Vậy tác dụng của DHA là gì?
Không chỉ đảm bảo việc cung cấp đủ DHA cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu được bổ sung đầy đủ DHA giúp mẹ giảm các nguy cơ bị tiền sản giật, trầm cảm sau khi hay sinh non trong quá trình mang thai.
DHA giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ trước và sau khi thai kỳ diễn ra
Theo khuyến cáo, mẹ bầu cung cấp khoảng 200mg DHA/ ngày.
Đối với người trưởng thành
-
Hỗ trợ quá trình tuần hoàn của máu, tăng lưu lượng máu lên não bộ.
-
Phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch, ổn định huyết áp.
-
Làm chậm và ngăn ngừa nguy cơ bị chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
-
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản đối với nam giới.
-
Chống lại các chứng viêm.
3. Mức hàm lượng bổ sung DHA là bao nhiêu?
Tùy theo từng đối tượng mà mức bổ sung DHA cho cơ thể là không giống nhau, cụ thể như sau:
Trẻ nhỏ
Hàm lượng DHA cần được bổ sung cho cơ thể trẻ nhỏ theo từng giai đoạn như sau:
-
Giai đoạn thai kỳ: Cần được cung cấp khoảng 200 mg/ngày.
-
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: thường được cung cấp DHA thông qua sữa mẹ là chủ yếu với hàm lượng là 17mg/100kcal.
-
Trẻ nhỏ từ 1 - 6 tuổi: Hàm lượng DHA cần được cung cấp trung bình trong 1 ngày là 75mg/ngày.
Mẹ bầu trong thai kỳ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thai kỳ mẹ nên thực hiện bổ sung tối thiểu 200mg/ngày. Với 3 tháng cuối của thai kỳ, lượng DHA cần được cung cấp có thể cao hơn. Bởi đây là giai đoạn hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ nhất của bé về não bộ và hệ thần kinh.
Mẹ cần cung cấp nhiều nhất lượng DHA vào 3 tháng cuối của thai kỳ
Người trưởng thành
Với người trưởng thành, lượng DHA được khuyên dùng là 400-800 mg trong vòng 6 tháng.
4. Cách bổ sung DHA cho cơ thể
Về cơ bản, lượng DHA mà cơ thể tự sản xuất là rất ít và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vậy cách giúp bổ sung DHA là gì?
Để tăng cường bổ sung DHA cho cơ thể, phương pháp hữu hiệu nhất là thông qua việc sử dụng các thực phẩm giàu DHA. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà bạn có thể tham khảo nếu muốn bổ sung DHA một cách tốt nhất cho mẹ và bé. Gồm có:
Cá biển
Cá biển là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng các loại các có chứa hàm lượng thủy ngân cao nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Các loại cá được khuyên dùng là cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ,...
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nếu bạn chưa biết làm gì để bổ sung DHA thì sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa chính là một giải pháp tối ưu. Không chỉ có chứa nhiều DHA mà nhóm thực phẩm này còn là nguồn cung cấp dồi dào protein, vitamin D, canxi,... cần thiết cho sự phát triển của bé.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời cho cơ thể
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt thông,... là nhóm hạt cung cấp dồi dào DHA và các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé. Thay vì ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm khác, mẹ và bé có thể sử dụng một ly sữa hạt cũng rất hợp lý.
Rau xanh sẫm màu
Trong quá trình mang thai hoặc khi bé bắt đầu tập ăn, rau xanh là thành phần không nên vắng mặt trong thực đơn hàng ngày. Cùng với nguồn DHA, rau xanh còn cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cũng như các khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Các loại rau xanh được biết đến với hàm lượng cao DHA có thể kể đến như cải bina, súp lơ xanh, bắp cải, cải xoăn,...
Súp lơ xanh, cải xoăn có chứa nhiều DHA tốt cho cơ thể
Lòng đỏ trứng
Sử dụng lòng đỏ trứng có thể cung cấp tốt các nhu cầu về DHA, sắt, protein cho cả mẹ và bé. Bạn có thể sử dụng lòng đỏ thường xuyên nếu như không bị dị ứng.
Bên cạnh các nhóm thực phẩm nói trên, ngày nay, mẹ bầu có thể lựa chọn các loại thực phẩm chức năng, vitamin hay sữa đặc chế trong cung cấp DHA cho bà bầu để sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm cũng như cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn cho cả mẹ và bé. Tốt nhất là nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng với những chia sẻ nói trên, bạn đọc có thể tự đưa ra cho mình giải đáp với câu hỏi vai trò, tác dụng của DHA là gì. Để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe cho cả mẹ và bé, đừng quên bổ sung đủ lượng DHA cần thiết nhé.
Khi cần được kiểm tra hay tư vấn về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ, mẹ có thể tiến hành thành khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được đặt lịch nhanh chóng, không phải chờ đợi, quý khách vui lòng liên hệ 1900 56 56 56!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!