Tin tức
Đi tìm lời giải cho băn khoăn nổi mề đay có lây không?
- 04/12/2021 | Nổi mề đay do lạnh: cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
- 14/03/2022 | Nổi mề đay có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách chữa trị mề đay
- 12/07/2021 | Các nguyên nhân gây nổi mề đay thường gặp nhất
1. Mề đay là bệnh như thế nào?
1.1. Thế nào là nổi mề đay?
Mề đay là bệnh dị ứng ngoài da xảy ra khi cơ thể phản ứng lại tác nhân gây bệnh
Mề đay là kết quả từ sự phản ứng của niêm mạc hay mao mạch dưới da chống lại sự tác động của các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể làm xuất hiện tình trạng da phồng lên, phù tại chỗ và ngứa ngáy rất khó chịu. Nổi mề đay có thể xuất hiện ở một vùng da nhưng cũng có thể ở nhiều khu vực trong cùng một lúc, tồn tại trong khoảng 30 phút - 36 giờ.
1.2. Nhận diện triệu chứng nổi mề đay
Tùy cơ địa của mỗi người mà triệu chứng nổi mề đay sẽ có sự khác nhau nhưng đại đa số trường hợp mắc bệnh đều xuất hiện các tình trạng sau:
- Nổi ban, sẩn, mẩn đỏ trên da: có thể ở một vị trí nhưng cũng có thể ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể, liên kết thành mảng với các kích thước khác nhau, nốt mẩn đỏ thường không đều màu.
- Ngứa: tại vùng da bị nổi mẩn thường gây ra cơn ngứa ngáy, nóng rát, đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi đêm hoặc chiều tối, càng gãi càng ngứa và khiến da bị bong tróc, chảy máu, dễ tạo sẹo.
Ngoài những triệu chứng điển hình trên đây thì người bệnh cũng có thể bị nổi mụn nước, khó thở, nhiễm trùng,... Tuy nhiên, khi đã xuất hiện tình trạng này thì đó cũng là lúc bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
2. Bệnh nổi mề đay có lây không?
2.1. Bị nổi mề đay có lây cho người khác không?
Nổi mề đay có lây không là mối bận tâm của rất nhiều bệnh nhân. Thực tế thì đến nay vẫn chưa nhận thấy khả năng mề đay lây từ người này sang người khác mà chỉ xảy ra tình trạng tái phát bệnh thường xuyên ở một người đã từng bị mề đay.
Tuy nhiên, có một điều đáng lưu tâm là nổi mề đay là bệnh lý có tính di truyền. Theo thống kê, có khoảng 50 - 60% người bị mày đay liên quan đến yếu tố gia đình. Vì thế, khi trong gia đình có người thân từng mắc bệnh lý này thì thế hệ sau có khả năng bị nhiễm bệnh rất cao.
Xét trên khía cạnh căn nguyên gây ra bệnh dưới góc nhìn khoa học thì nổi mề đay có liên quan đến hoạt động giải phóng một thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng khi cơ thể có tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đó là histamin. Người bệnh hoàn toàn có thể gạt bỏ lo lắng nổi mề đay có lây không để có được tâm lý thoải mái nhất khi mắc bệnh.
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và giải thích cụ thể nổi mề đay có lây không
Nổi mề đay về cơ bản là lành tính, chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chứ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Những trường hợp cấp tính có thể tự khỏi bệnh sau 1 - 2 giờ hoặc lâu hơn là 1 - 2 ngày. Nếu bị mề đay mạn tính thì cơn ngứa ngáy sẽ khá dữ dội, khiến cho người bệnh khó chịu, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.
Bên cạnh băn khoăn nổi mề đay có lây không, người bệnh cũng nên chú ý đến nguy cơ biến chứng do bệnh gây ra. Một số trường hợp bệnh bị nhiễm trùng nặng, tái phát thường xuyên, triệu chứng kéo dài có thể biến chứng nhiễm trùng da, sốc phản vệ, phù mạch,... rất nguy hiểm cho tính mạng. Do đó, người bệnh cần ghi nhớ, nếu có triệu chứng thở khò khè, sốt, khó nuốt, sưng cổ họng,... thì nên đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp ngăn chặn các biến chứng này xảy ra.
2.2. Phòng ngừa bệnh nổi mề đay bằng cách nào?
Để không phải lo lắng về nguy cơ lây lan của bệnh nổi mề đay, những người có cơ địa dị ứng có thể phòng tránh bệnh lý này bằng cách:
Xét nghiệm dị ứng giúp tìm ra tác nhân gây bệnh, phòng ngừa hiệu quả nổi mề đay
- Trường hợp bị dị ứng hóa chất, thực phẩm, thuốc: cần xác định được dị ứng với loại thuốc, loại hóa chất hay loại thực phẩm nào để tránh không sử dụng chúng và đưa chúng vào danh sách không được phép dùng. Riêng với các loại hóa chất thì khi phải tiếp xúc hãy đeo găng tay và tốt nhất nên chọn các loại mỹ phẩm được làm từ tự nhiên để tránh tiếp xúc với hóa chất gây nổi mề đay.
- Trường hợp bị dị ứng với nước lạnh, thời tiết lạnh: cần mặc ấm để cơ thể được ấm khi thời tiết chuyển lạnh. Việc làm này sẽ giúp chống lại sự tác động của không khí lạnh nhờ đó mà tránh bị nổi mề đay.
- Trường hợp dị ứng do thức ăn: tránh dùng thực phẩm dễ gây dị ứng. Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mề đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp.
Ngoài ra, mề đay còn có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói,... Vì thế, người bệnh cũng nên tránh các tác nhân đường hô hấp này.
Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc tháo gỡ được vướng mắc nổi mề đay có lây không để có tâm lý thoải mái, yên tâm tiếp xúc với người khác khi mình mắc phải bệnh lý này; phía người nhà bệnh nhân cũng hoàn toàn yên tâm không phải lo nguy cơ bị lây nhiễm bệnh khi chăm sóc bệnh nhân nổi mề đay.
Nếu bạn đang có dấu hiệu nghi ngờ nổi mề đay nhưng không biết làm sao xác định đúng bệnh thì hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn dịch vụ xét nghiệm dị ứng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mà bạn đang mắc phải. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 mà mới đây nhất còn trở thành phòng Lab duy nhất ở nước ta đạt chứng chỉ CAP do hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Những tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng kết quả xét nghiệm mà bệnh viện thực hiện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!