Tin tức
Điều trị bằng thuốc bào mòn sỏi thận có hiệu quả không?
- 01/08/2023 | Hiểu rõ về các loại sỏi thận: nguyên nhân và hướng điều trị
- 28/08/2024 | Cách trị sỏi thận tại nhà và những lưu ý khi áp dụng
- 16/09/2024 | Biểu hiện bệnh sỏi thận và cách đi tiểu ra sỏi ngay tại nhà
1. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi thận
Có 2 cơ chế dẫn đến sự hình thành sỏi thận là: lượng canxi, oxalate, uric acid trong nước tiểu tăng cao và nước tiểu ứ đọng quá nhiều ở đường tiết niệu. Hai cơ chế này có thể xuất hiện đồng thời hoặc độc lập. Sỏi có thể nằm ở nhiều cơ quan ở hệ tiết niệu, thường gặp nhất là ở thận, bể thận, niệu quản, đài thận hoặc bàng quang.
Sỏi thận thường ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiết niệu
Sỏi thận có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào, trong đó đa phần bệnh nhân ở độ tuổi 20 - 60 và số lượng bệnh nhân nam chiếm phần lớn.
Có rất nhiều loại sỏi thận khác nhau như: sỏi canxi, sỏi phosphat, sỏi oxalat hoặc sỏi struvite, sỏi cystin hoặc sỏi uric acid,… Có tới 90% bệnh nhân có sỏi canxi trong hệ tiết niệu, nguyên nhân là do lượng canxi trong nước tiểu tăng mạnh, tạo điều kiện cho tinh thể canxi khó tan hình thành. Trong khi đó, khá hiếm bệnh nhân có sỏi cystin hoặc sỏi uric acid.
Khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau kéo dài từ một bên hố thắt lưng và lan ra phía trước, phía dưới. Cơn đau thường xuất hiện khi vận động quá sức và mức độ đau càng ngày càng nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được điều trị.
Sỏi thận có nhiều biểu hiện đặc trưng
Một số triệu chứng khác của bệnh sỏi thận đó là: đi tiểu tiện ra máu, bế, tắc đường tiểu,...
2. Sỏi thận có nguy hiểm không?
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân bị sỏi thận sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đầu tiên, bệnh sỏi thận là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, hoạt động của hệ tiết niệu bị gián đoạn.
Sỏi thận khiến nước tiểu ứ đọng tại thận và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Về lâu về dài, bệnh nhân có thể bị viêm thận bể mạn tính, thậm chí là suy thận mạn tính. Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh nên chủ động đi thăm khám để được kiểm tra, theo dõi và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng sỏi thận để chữa trị.
3. Uống thuốc bào mòn sỏi thận có hiệu quả không?
Hai phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến hiện nay đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn thuốc bào mòn sỏi thận.
Thuốc bào mòn sỏi thận có hiệu quả không là câu hỏi của nhiều người bệnh
Đúng như tên gọi, các thành phần trong nhóm thuốc này sẽ giúp bào mòn, giảm kích thước của viên sỏi. Sau một thời gian dùng thuốc, kích thước viên sỏi giảm đáng kể, qua đó, chúng có thể sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Trong một số trường hợp, viên sỏi được đào thải dưới dạng cặn, vụn nhỏ. Bệnh nhân có thể phát hiện sỏi đào thải ra khỏi cơ thể khi quan sát nước tiểu có lẫn cặn.
Tuy nhiên, đối với các viên sỏi lớn, thuốc có thể có tác dụng bào mòn nhưng rất khó đạt hiệu quả đến mức đào thải được viên sỏi ra ngoài, vì vậy phải phối hợp với các phương pháp khác hoặc sẽ được chỉ định các phương pháp ngoại khoa như tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật nội soi lấy sỏi,...
Điều trị bằng thuốc thường mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi. Người bệnh hãy cố gắng kiên trì dùng thuốc, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.
4. Những điều bạn cần lưu ý khi điều trị sỏi thận bằng thuốc
Thứ nhất, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua uống bừa bãi vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, hãy tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám cẩn thận và tư vấn phác đồ điều trị cũng như chỉ định các loại thuốc cần dùng.
Bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.
Khi dùng thuốc bào mòn sỏi thận, người bệnh nên theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những tác động xấu đối với sức khỏe.
Song song với việc uống thuốc, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Thói quen ăn uống lành mạnh giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, cải thiện sức khoẻ cho bệnh nhân. Bệnh nhân sỏi thận được khuyến khích bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ vào bữa ăn hàng ngày.
Nhiều người cho rằng khi sỏi thận, chúng ta nên hạn chế ăn thực phẩm giàu canxi, tuy nhiên quan niệm này chưa chính xác. Khi kiêng ăn thực phẩm chứa canxi, cơ thể chúng ta sẽ thiếu hụt canxi và có xu hướng hấp thu nhiều oxalat, điều này khiến sỏi thận ngày càng phát triển. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn ngày hàng, đặc biệt là phô mai, một số loại hạt,…
Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D và vitamin B6 có lợi cho người mắc bệnh sỏi thận, nguồn dinh dưỡng này có trong các loại hoa quả, rau củ như: khoai lang, cà chua, cà rốt,… Ngoài ra, rau củ cũng là nguồn bổ sung chất xơ khá dồi dào dành cho bệnh nhân sỏi thận. Đặc biệt, người mắc bệnh cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, một ngày bạn nên uống khoảng 2 lít nước.
Thực phẩm giàu vitamin là nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân sỏi thận.
Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi: thuốc bào mòn sỏi thận có hiệu quả không và khi nào nên điều trị với thuốc. Bệnh nhân nên kiên trì sử dụng thuốc và kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!