Tin tức
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 như thế nào?
- 15/03/2023 | Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên làm gì để tránh biến chứng và nhanh hồi phục?
- 17/03/2023 | Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và những môn thể thao phù hợp
- 17/03/2023 | Đai lưng cho người thoát vị đĩa đệm có công dụng như thế nào?
- 16/03/2023 | Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào? công dụng ra sao?
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm cột sống xuất hiện khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống không nằm đúng vị trí, chúng đâm qua dây chằng, khiến dây thần kinh bị chèn ép. Đây là nguyên nhân vì sao người bị thoát vị đĩa đệm phải đối mặt với những cơn đau cột sống khá nghiêm trọng.
Rất nhiều người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Một trong những tình trạng bệnh thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm L5 S1. Hiểu đơn giản L5 là ký hiệu của đốt sống thắt lưng thứ 5, S1 là đốt xương cùng đầu tiên. Các bác sĩ ví vị trí giống như bản lề đối với cột sống lưng, giúp chúng ta vận động như: xoay người, cúi gập người, nghiêng hoặc khom người dễ dàng hơn.
Trên thực tế, đoạn đĩa đệm L5 S1 là nơi chịu khá nhiều áp lực, tác động trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, số lượng người mắc bệnh thoát vị đĩa đặt cột sống thắt lưng L5 S1 chiếm tỷ lệ tương đối cao.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 sẽ gặp phải cơn đau nhức dai dẳng, thậm chí một số người bị tê liệt các bộ phận xung quanh. Tốt nhất, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện cột sống thắt lưng của mình đang tổn thương.
2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thoát vị đĩa đệm L5 S1
Chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc: những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1?
Thoái hóa cột sống là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đa số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 do cột sống đang bước vào giai đoạn thoái hóa. Những người ngoài 30 tuổi nên chú ý tới tình trạng thoái hóa cột sống, ở độ tuổi này, sụn khớp có nguy cơ bị hư tổn, đồng thời đĩa đệm hoạt động kém hiệu quả và có thể khiến sụn ngoài thoái hóa, thậm chí là rách.
Bác sĩ thường khuyến khích người từ 30 tuổi trở lên chú ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe xương khớp, đặc biệt là khu vực cột sống thắt lưng. Nếu chủ quan, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao.
Thói quen vận động sai tư thế cũng được cho là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1. Chúng ta nên lưu ý rằng thói quen đứng hoặc ngồi im một chỗ quá lâu thường gây ảnh hưởng không tốt đối với cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó, khi bê vác vật nặng sai tư thế, chúng ta rất dễ gặp chấn thương xương khớp.
Các chấn thương do tai nạn giao thông hoặc tai nạn trong sinh hoạt gây ra cần phải được theo dõi và xử lý dứt điểm. Nếu chấn thương dai dẳng mãi không khỏi, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ hình thành và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể mắc bệnh do gen di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 10% người bệnh thoát vị đĩa đệm do gen di truyền. Trong trường hợp gia đình bạn của người từng mắc bệnh, hãy thận trọng và thường xuyên theo dõi sức khỏe xương khớp.
3. Triệu chứng đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 phát hiện theo từng giai đoạn, đó là giai đoạn đau cấp và khi rễ thần kinh bị chèn ép. Ở giai đoạn đau cấp, bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau thắt lưng - khu vực gần mông mỗi khi họ vận động quá sức.
Cơn đau nhức thường diễn ra trong một thời gian dài, gây khó khăn cho bệnh nhân mỗi khi hoạt động. Nếu dành thời gian nghỉ ngơi, tình trạng đau nhức dần thuyên giảm. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và bỏ qua việc điều trị bệnh trong giai đoạn này.
Khi rễ thần kinh bị chèn ép, các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dần trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, cơn đau không chỉ xuất hiện ở thắt lưng mà lan tới mông, thậm chí là chân. Mỗi khi đứng hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu, bệnh nhân thường bị ho. Trong một số trường hợp, người bệnh đột nhiên cảm thấy đau nhức lưng sau khi hắt hơi. Các triệu chứng kể trên cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang chuyển biến xấu.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 cũng thường xuyên bị tê bàn chân hoặc ngón chân. Một số người phải đối mặt với cơn đau bắp chân, cẳng chân hoặc gân kheo, triệu chứng này ảnh hưởng tới khả năng vận động, di chuyển của bệnh nhân.
Khi rễ thần kinh bị chèn ép, cơn đau sẽ lan từ thắt lưng tới mông và chân
4. Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả, bác sĩ cần xác định xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào. Nếu như bệnh mới phát triển, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, ví dụ như: nhóm thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng chống viêm không chứa steroid hoặc thuốc giãn cơ. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ để hạn chế gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Song song với điều trị thuốc, người bệnh có thể kết hợp phương pháp vật lý trị liệu. Một số phương pháp thường được áp dụng là: điện trị liệu, nhiệt trị liệu, laser hoặc nắn chỉnh cột sống. Đây là những phương pháp điều trị không xâm lấn đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trước khi tiến hành vật lý trị liệu, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh nhân nên kết hợp điều trị và luyện tập yoga
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L5 S1 nặng, điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Ngày nay, nhiều kỹ thuật hiện đại đã và đang được áp dụng trong quá trình phẫu thuật cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp như: phẫu thuật mổ mở, nội soi hoặc phẫu thuật mini - COD.
Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, bệnh nhân nên kết hợp các phương pháp hỗ trợ điều trị khác. Trong đó, khá nhiều bệnh nhân đang sử dụng đai lưng để cố định cột sống, hạn chế tổn thương trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm phương pháp châm cứu, bấm huyệt và đi tập yoga để cải thiện tình trạng xương khớp.
Mong rằng bài viết này đã mang tới những thông tin bổ ích liên quan tới bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1. Ngay khi phát hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên đi kiểm tra và điều trị, ngăn ngừa biến chứng xấu xuất hiện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!