Tin tức

Điều trị cúm A như thế nào - Có thể chữa trị tại nhà được không?

Ngày 27/07/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cúm A là căn bệnh khá phổ biến và dễ lây nhiễm. Bởi vậy, tìm hiểu về cách phòng và điều trị cúm A là kiến thức cơ bản mà bất cứ ai cũng cần phải trang bị cho bản thân. Đặc biệt là với những gia đình có người già, trẻ nhỏ.

1. Bệnh cúm A nguy hiểm như thế nào?

Cúm A có những dấu hiệu không khác với cúm mùa hay cảm cúm thông thường. Ban đầu chỉ là những dấu hiệu cơ bản và nhẹ, nhưng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm bởi bệnh có những đặc điểm sau:

Rất dễ lây nhiễm

Cúm A là bệnh về đường hô hấp, lây từ người bệnh sang người lành bởi những tiếp xúc hàng ngày. Virus có trong dịch tiết nước bọt, trong giọt bắn từ hắt hơi, sổ mũi, hay chứa trên các bề mặt bám từ quần áo, đồ dùng cá nhân, những vị trí nhiều người dùng sử dụng,… 

Virus cúm A tồn tại lâu trong không khí nên khả năng lây lan nhanh hơn. Bất cứ ai cũng có nguy cơ lây nhiễm virus cúm A khi tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh. Đặc biệt dễ lây nhiễm đối với những đối tượng như: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém, người có bệnh mãn tính,…

Cúm A là căn bệnh lây lan nhanh nên nguy hiểm

Cúm A là căn bệnh lây lan nhanh nên nguy hiểm

Biến chứng nhanh và nguy hiểm

Cúm A không những lây lan nhanh mà còn tiến triển rất nhanh. Với người thông thường, triệu chứng cúm có thể khỏi hẳn sau 1-2 tuần. Nhưng không phải ai cũng có thể trạng tốt để ngăn chặn khả năng nhân lên của virus trong cơ thể. 

Với những người thể trạng yếu, virus cúm hoạt động động càng mạnh, nhân lên càng nhiều, triệu chứng càng rõ ràng. Nếu không được xác định và điều trị cúm A kịp thời, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là những biến chứng liên quan đến phế quản, phổi, tim mạch,... Rất nhiều trường hợp được ghi nhận do biến chứng của virus cúm A gây nên suy tim, suy hô hấp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm xoang, viêm đường tiết niệu,… Với người già, trẻ nhỏ hay những bệnh nhân có bệnh nền mãn tính, biến chứng cúm A có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tỷ lệ tử vong cao. 

Nguy hiểm với bà bầu

Cúm A đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bà bầu nhiễm virus cúm A có nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu cao, dị tật bào thai. Chính vì thế, để phòng tránh trường hợp này, các chị em nên tiêm phòng vacxin cúm trước khi mang thai. 

Nếu không điều trị cúm A dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Nếu không điều trị cúm A dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm 

2. Điều trị cúm A tại nhà như thế nào?

Đa số các trường hợp mắc cúm A thể nhẹ đều thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà. Triệu chứng cúm sẽ hết sau khoảng từ 7-10 ngày. Cách áp dụng điều trị như sau:

Cách ly người bệnh

Nếu có dấu hiệu nhiễm cúm A hoặc đã có kết quả xét nghiệm khẳng định virus cúm A, người bệnh cần được cách ly với các thành viên khác trong gia đình, phòng tránh lây lan. Người bệnh cần ở phòng riêng, tránh tiếp xúc với những người xung quanh và thực hiện các phương pháp điều trị theo hướng dẫn. 

Nghỉ ngơi thư giãn, ăn uống dinh dưỡng

Khi đã nhiễm cúm, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian điều trị bệnh. Không thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ chất, uống nhiều nước. Nếu có dấu hiệu đau họng, khó ăn thì nên ăn đồ mát, đồ nấu lỏng, dễ tiêu. Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để cơ thể khỏe lại, tăng khả năng đề kháng chống lại virus. 

Áp dụng các phương pháp điều trị triệu chứng tại nhà

Để điều trị cúm A, người bệnh nên áp dụng những phương pháp điều trị triệu chứng là chủ yếu. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn họng. Nếu có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở. Xông hơi bằng tinh dầu sả khi cần thiết. Xông hơi có thể giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, giảm nhanh các triệu chứng cúm. Đồng thời nên giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách để cơ thể khỏe lại nhanh hơn. 

Nên áp dụng các phương pháp điều trị cúm A tại nhà đúng cách

Nên áp dụng các phương pháp điều trị cúm A tại nhà đúng cách

3. Cúm A uống thuốc gì?

Với nhiều trường hợp triệu chứng cúm A nặng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau: 

Thuốc hạ sốt 

Sử dụng nếu sốt cao trên 38.5 độ, lưu ý chỉ dùng paracetamol, không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin. Thuốc hạ sốt phải uống liều lượng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Kèm theo đó là uống oresol để bù điện giải, tránh cơ thể mất nước. 

Thuốc trị ho 

Triệu chứng ho khi bị cúm A thường hết sau 2 tuần mà không cần điều trị. Nếu ho nhiều, người bệnh có thể sử dụng các viên ngậm trị ho bằng thảo dược hoặc dùng siro ho thảo dược cho trẻ em. Lưu ý, không nên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thuốc xịt mũi

Có tác dụng làm sạch chất nhầy trong mũi, thông thoáng đường thở, tuy nhiên phải sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ khi có bội nhiễm vi khuẩn. 

Nên đến bệnh viện điều trị khi có dấu hiệu chuyển nặng

Nên đến bệnh viện điều trị khi có dấu hiệu chuyển nặng

4. Cúm A khi nào cần đến bệnh viện?

Việc điều trị cúm A chỉ có tác dụng với những trường hợp nhẹ, ít triệu chứng, người có sức đề kháng tốt. Đây là căn bệnh tiến triển nhanh, dễ gây biến chứng. Chính vì vậy nếu có dấu hiệu cúm A, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ. Vậy cúm A khi nào cần đến bệnh viện? Bệnh nhân nên nên được đưa đến bệnh viện điều trị trong những trường hợp sau: 

- Người già trên 65 tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền mãn tính như: bệnh về tim mạch, suy gan, suy thận, ung thư,…

- Người lớn có các triệu chứng: 

  • Cảm thấy mệt nhiều hoặc khó thở.

  • Đau hoặc tức nặng ngực.

  • Có dấu hiệu bị mất nước (chóng mặt khi đứng hoặc không tiểu được).

  • Bồn chồn, khó chịu.

  • Nôn nhiều hoặc ăn uống kém.

- Trẻ em: 

  • Da xanh hoặc tím.

  • Quấy khóc nhiều.

  • Không chảy nước mắt khi khóc (trẻ sơ sinh).

  • Sốt kèm phát ban.

  • Sốt cao không hạ, co giật.

  • Li bì, khó đánh thức.

Nhằm giúp người bệnh xác định đúng nguyên nhân và điều trị cúm A kịp thời, hiện tại, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang áp dụng chương trình giảm giá xét nghiệm cúm A. Cụ thể: 

  • Xét nghiệm Cúm AB giảm từ 349.000đ chỉ còn 300.000đ.

  • Xét nghiệm cúm AB, H1N1: giảm từ 459.000đ chỉ còn 400.000đ.

  • Áp dụng cho khách hàng đăng ký online và xét nghiệm tại nhà buổi chiều (từ 12h - 17h).

  • Thời gian: từ ngày 25/7 đến ngày 31/8/2022.

 

Xét nghiệm cúm A tại nhà MEDLATEC

MEDLATEC giảm giá dịch vụ xét nghiệm cúm A tại nhà

Khách hàng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ dễ dàng, nhanh chóng thông qua các kênh sau của MEDLATEC:

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.