Tin tức

Điều trị cúm biến chứng ở trẻ em cần lưu ý những gì?

Ngày 22/09/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên rất dễ bị các tác nhân từ môi trường bên ngoài xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt là các loại virus cúm. Hãy theo dõi bài viết sau để giải đáp những thông tin liên quan đến vấn đề điều trị cúm biến chứng ở trẻ em.

1. Đôi điều về bệnh cúm ở trẻ em

Cúm là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do các chủng virus cúm gây ra, bao gồm ba chủng loại A, B, C. Trong đó tiêu biểu nhất là virus cúm A H1N1, virus cúm A H5N1 và virus cúm A H3N2 đã từng gây ra những đại dịch lớn, khiến hàng triệu người tử vong.

Trẻ rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn rất non nớt trong những năm đầu đời

Trẻ rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn rất non nớt trong những năm đầu đời

Virus cúm thông qua hệ hô hấp đi vào cơ thể và thường gây nên những triệu chứng như sau:

  • Sốt nhẹ và tăng dần, có thể kèm theo rét run.

  • Nhức đầu, toàn thân đau mỏi.

  • Các biểu hiện đường hô hấp: sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát họng, ho khan hoặc ho có đờm, khàn hoặc mất tiếng,….

  • Tiêu hóa: chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, nôn và buồn nôn,….

Với bệnh cúm thông thường, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, với sức đề kháng yếu ớt của trẻ em, trình trạng bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng ban đầu của cúm có thể biểu hiện nhẹ nhưng không thể chủ quan

Các triệu chứng ban đầu của cúm có thể biểu hiện nhẹ nhưng không thể chủ quan

2. Bệnh cúm gây ra những biến chứng gì?

Nếu trẻ không được phòng tránh và chăm sóc cẩn thận, bệnh cúm rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho trẻ bao gồm:

Các bệnh lý viêm đường hô hấp cấp

  • Viêm phổi: trẻ mắc viêm phổi do virus nếu để tiến triển nặng có thể dẫn đến sốt cao, bỏ bú, khó thở, suy hô hấp… thậm chí khiến trẻ tử vong.

  • Viêm phế quản: là bệnh lý thường có biểu hiện nhẹ và thời gian hồi phục nhanh với điều kiện trẻ được chăm sóc cẩn thận. Nếu ngược lại, tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng tương tự như viêm phổi.

  • Một số bệnh lý khác: viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan,…

Các bệnh lý viêm ngoài đường hô hấp

  • Viêm tai giữa: bệnh lý này được phân loại vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bởi cấu trúc vòi nhĩ liên thông vùng họng và tai giữa nên virus khi xâm nhập vào cơ thể cũng có khả năng hình thành ổ viêm tại đây. Nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến ổ viêm lan rộng, làm tổn thương những bộ phận xung quanh như xương chũm, vùng xoang, não,…

  • Viêm hạch: hạch là hệ thống bạch huyết của cơ thể, có nhiệm vụ tiết ra kháng thể chống lại sự tấn công của các yếu tố xâm nhập. Nhưng nếu độc tính của loài gây hại quá lớn, các hạch bị tấn công sẽ dẫn đến viêm hạch.

  • Viêm cơ tim: tình trạng này thường kết hợp với bệnh lý viêm màng trong hoặc ngoài tim. Khi cơ thể bị tấn công, trái tim cũng phải gắng sức hoạt động nhiều hơn kèm với sự tác động của virus. Trẻ mắc bệnh lý này thường có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị từ sớm.

  • Viêm não - màng não do virus: bệnh nhi gặp phải tình trạng này đều có nguy cao do các triệu chứng và ảnh hưởng từ bệnh rất nặng nề như suy hô hấp, suy tuần hoàn, co giật, rối loạn tri giác,…

Điều trị cúm biến chứng ở trẻ em cần đặc biệt cẩn trọng vì virus có thể xâm nhập và lây lan đến những cơ quan khác trong cơ thể

Điều trị cúm biến chứng ở trẻ em cần đặc biệt cẩn trọng vì virus có thể xâm nhập và lây lan đến những cơ quan khác trong cơ thể

Hen phế quản

Tình trạng viêm mạn tính khiến đường thở bị tắc nghẽn, có dấu hiệu điển hình là thở khò khè, khó thở dai dẳng, tái phát nhiều lần. Bệnh có thể kiểm soát tốt nếu tuân thủ điều trị, nhưng cũng có nhiều trường hợp phải sống chung với nó cả đời.

 

Hội chứng Reye

Nguyên nhân mắc phải hội chứng Reye chưa rõ ràng nhưng nó cũng có yếu tố liên quan đến virus cúm A, B. Tuy tỷ lệ mắc khá hiếm nhưng bệnh nhân thường chịu những hậu quả nặng nề như viêm gan, rối loạn chuyển hóa, tổn thương não cấp (hôn mê, giảm trương lực cơ,…), rối loạn nhịp tim, điện giải, hạ huyết áp, ngừng thở,… Bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong 4 ngày đầu mắc bệnh.

3. Phòng ngừa và điều trị cúm biến chứng ở trẻ em

Vấn đề chăm sóc trẻ cần đảm bảo chu đáo và kỹ lưỡng trong quá trình điều trị cúm biến chứng ở trẻ em khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng và bối rối. Để giúp trẻ có thể hồi phục tốt và rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên tham khảo một số gợi ý như sau:

Vệ sinh

Chú ý đảm bảo vệ sinh vùng tai, mũi, họng, miệng của trẻ thật sạch với nước sạch hoặc nước muối sinh lý, trong đó:

  • Vùng tai: dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau trong ra ngoài để làm sạch dịch mủ.

  • Mũi: có thể dùng dụng cụ hút mũi nếu dịch tiết quá nhiều nhưng không nên lạm dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc. Thay vào đó bạn có thể sử dụng nước rửa mũi vệ sinh hằng ngày cho trẻ.

  • Họng, miệng: với trẻ sơ sinh, bạn cần dùng nước rơ miệng chuyên dụng làm vệ sinh cho bé, nhất là sau khi cho bé ăn xong. Với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn bé đánh răng, súc miệng mỗi ngày hai lần.

Dinh dưỡng

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo 4 nhóm dưỡng chất, bao gồm protein, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng. Các món ăn cần được chế biến dưới dạng lỏng, nhẹ để dễ tiêu hơn và lượng thức ăn cần chia nhỏ ra trong nhiều bữa. Đồng thời, nên cho trẻ uống nhiều nước ấm để hỗ trợ làm loãng đàm, giảm cảm giác khó chịu và đau rát vùng họng.

Sử dụng thuốc

Bố mẹ cần tuân thủ nghiêm túc đơn thuốc của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc ngoài sử dụng cho bé hay dùng đơn thuốc của người khác. Khi có những thắc mắc chưa được giải đáp hãy trao đổi ngay với bác sĩ.

Một số điểm cần lưu ý khác

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh, sạch sẽ và thông thoáng.

  • Giữ ấm trẻ nếu nhiệt độ xuống thấp, ngoài ra không nên ủ ấm trẻ quá nhiều kể cả trong cơn rét run. Áo quần cũng cần đảm bảo rộng rãi, chất liệu thoáng.

  • Trẻ trong cơn sốt nên được hạ nhiệt với nước ấm, tránh dùng nước lạnh. Chỉ dùng thuốc khi nhiệt độ trên 38,50 C hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng dùng cho trẻ như khăn tay, chén, muỗng,…

  • Nếu trẻ có những dấu hiệu tiến triển nặng hoặc dị ứng với thuốc (ngứa ngáy, nổi mẩn,…) cần báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.

Để việc điều trị cúm biến chứng ở trẻ em còn cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm

Để việc điều trị cúm biến chứng ở trẻ em còn cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm

Điều trị cúm biến chứng ở trẻ em sẽ giảm bớt phần nào nỗi lo cho cha mẹ nếu bạn đến với Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Liên hệ với Bệnh viện ngay qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ y tế và đặt lịch khám tại đây.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.