Tin tức

Định lượng cholesterol toàn phần và cách đo lường

Ngày 01/05/2024
ThomNT
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Cũng chính vì thế mà các chỉ số liên quan đến cholesterol bao gồm chỉ số cholesterol toàn phần cũng góp phần thể hiện tình hình sức khỏe của bạn. Vậy định lượng cholesterol toàn phần là gì? Có những cách nào xác định và đo lường chỉ số cholesterol toàn phần trong cơ thể?

1. Thế nào là chỉ số cholesterol toàn phần

Cholesterol là chất béo có ở hầu hết các tế bào của cơ thể. Cholesterol có chức năng cấu tạo nên màng tế bào, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, đóng vai trò sản xuất hormone và góp phần sản xuất vitamin D.

Cholesterol được cung cấp thông qua chế độ ăn như lòng đỏ trứng, thịt, sữa,... Đây được gọi là cholesterol ngoại sinh. Bên cạnh đó, cơ thể có thể tự sản xuất cholesterol ở gan, chiếm tới hơn 75% trên tổng số cholesterol được tổng hợp.

Cholesterol có thể được máu vận chuyển tới tất cả các tế bào trong cơ thể

Cholesterol có thể được máu vận chuyển tới tất cả các tế bào trong cơ thể

Khi bạn nạp quá nhiều cholesterol, lượng dư thừa có thể tích tụ ở mạch máu, về lâu dài sẽ tạo thành các mảng, làm thu hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, cơ thể sẽ đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm như xơ vữa mạch máu, đột quỵ và nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là xác định tổng lượng cholesterol có trong máu:

       LDL- cholesterol là viết tắt của Low density lipoprotein cholesterol được gọi là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp. Giá trị bình thường của LDL cholesterol < 130 mg/dL.

       HDL- cholesterol được viết tắt bởi High density lipoprotein cholesterol, là lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao. Đây là một cholesterol tốt. Giá trị bình thường của chỉ số HDL cholesterol là >60 mg/dL.

Chỉ số cholesterol toàn phần ngầm báo hiệu rằng bạn có thể đang gặp các vấn đề về tim mạch. Định lượng cholesterol toàn phần càng cao thì khả năng bạn mắc bệnh lý tim mạch càng lớn.

Khi chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao thì bạn có khả năng gặp phải các bệnh lý về tim mạch

Khi chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao thì bạn có khả năng gặp phải các bệnh lý về tim mạch

Theo các chuyên gia, trị số cholesterol toàn phần được cho là bình thường khi chỉ số xét nghiệm dưới 200mg/dL (<5.2 mmol/L). Nếu chỉ số này đạt trên 240mg/dL thì cơ thể của bạn nên có kế hoạch thay đổi chế độ sinh hoạt và thăm khám sức khỏe để đưa cholesterol toàn phần về mức ổn định.

2. Định lượng cholesterol toàn phần được tính như thế nào?

Để tính định lượng cholesterol toàn phần, bạn có thể sử dụng công thức: nồng độ HDL + nồng độ LDL + 20% nồng độ triglyceride. Từ đó, dựa trên các kết quả sau đây để đo lường cholesterol toàn phần:

       Nếu mức cholesterol toàn phần bình thường thì chỉ số nằm trong khoảng dưới 200 mg/dL tương đương với 5,2 mmol/L.

       Nếu chỉ số được tính thông qua công thức nằm trong khoảng 200-239 mg/dL (tương đương với 5,2-6,2 mmol/L) thì bạn có mức ranh giới cholesterol cao.

       Nếu chỉ số đạt từ 240 mg/dL trở lên thì bạn có mức cholesterol toàn phần cao.

Tùy theo độ tuổi, giới tính mà các giới hạn về chỉ số sẽ thay đổi.

3. Biến chứng khi chỉ số cholesterol cao

Sau khi có kết quả xét nghiệm, trường hợp chỉ số cholesterol cao, cơ thể của bạn có thể đối diện với một số vấn đề sức khỏe như sau:

       Các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

       Tắc mật, vàng da.

       Tiểu đường.

       Huyết áp tăng.

       Xơ vữa động mạch.

Những bệnh lý trên đây có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Thậm chí các bệnh liên quan tới tim mạch như huyết áp, nhồi máu cơ tim,… thường khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn.

Trường hợp chỉ số cholesterol toàn phần thấp hơn mức bình thường, bạn có thể đối diện với một số bệnh như:

       Rối loạn cảm xúc, lo âu, căng thẳng.

       Trầm cảm.

       Cường giáp.

       Rối loạn chức năng tuyến thượng thận.

Chính vì những bệnh lý do biến đổi định lượng cholesterol gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe nên việc giữ nồng độ cholesterol và triglyceride ở mức cho phép là vô cùng quan trọng.

4. Những điều nên làm khi cholesterol toàn phần cao

Bên cạnh giữ nồng độ cholesterol và triglyceride ở mức bình thường, bạn cũng nên chú trọng vào việc làm tăng cholesterol HDL có lợi và giảm cholesterol LDL có hại thông qua những cách sau:

       Áp dụng chế độ ăn lành mạnh: Bạn nên sử dụng thịt nạc, hạn chế tiêu thụ thịt mỡ, nên bỏ da gà trước khi chế biến, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng gia vị nhiều chất béo. Bạn cũng nên nướng, luộc hoặc hấp thức ăn, không nên dùng quá nhiều lòng đỏ trứng trong một tuần. Bên cạnh đó, bạn lưu ý không thường xuyên sử dụng sữa nguyên kem, phô mai, socola sữa, hãy dùng sữa tách béo và sữa hạt ít đường, ít béo, nên sử dụng nhiều rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ.

       Có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Các bài tập như thể dục nhịp điệu, chạy bộ, đi bộ, đạp xe,… có thể giúp bạn cân bằng định lượng cholesterol toàn phần. Vận động còn hỗ trợ bạn ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, thừa cân.

       Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nếu cần phải dùng thuốc và tái khám định kỳ đều đặn để đảm bảo cholesterol toàn phần trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh giúp bạn phòng ngừa định lượng cholesterol toàn phần tăng cao

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh giúp bạn phòng ngừa định lượng cholesterol toàn phần tăng cao

Trên đây là thông tin bạn cần biết về chỉ số cholesterol toàn phần cũng như phương pháp giữ chỉ số cholesterol ở mức ổn định. Ngoài áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học ra, việc thăm khám và kiểm tra chỉ số cholesterol toàn phần thường xuyên tại các cơ sở y tế cũng rất quan trọng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để theo dõi, đánh giá chỉ số cholesterol toàn phần thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, khách hàng sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trực tiếp thăm khám. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc y tế hiện đại, Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ), sẽ mang đến cho khách hàng những kết quả xét nghiệm chính xác, hỗ trợ bác sĩ khi chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Nếu khách hàng bận không thể đến trực tiếp các chi nhánh của MEDLATEC để làm xét nghiệm thì có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Với dịch vụ này, khách hàng chỉ cần gọi đến tổng đài sẽ có nhân viên y tế tiếp nhận cuộc gọi và hỗ trợ đặt lịch, sau đó, cán bộ lấy mẫu sẽ đến địa chỉ khách hàng yêu cầu theo thời gian đã hẹn trước để thu thập mẫu. Sau khi có kết quả xét nghiệm, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn hướng dẫn tra cứu, đồng thời có bác sĩ của MEDLATEC gọi điện tư vấn, đọc kết quả.

Hệ thống Y tế MEDLATEC được đông đảo khách hàng lựa chọn

Hệ thống Y tế MEDLATEC được đông đảo khách hàng lựa chọn

Quý khách liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn và đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tận nơi nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ