Tin tức
Cholesterol toàn phần là gì và mối liên quan với sức khỏe tim mạch
- 16/02/2022 | Cholesterol máu cao nguyên nhân do đâu và cách điều trị
- 09/07/2022 | Điểm danh những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol
- 20/06/2024 | Cholesterol cao kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
1. Cholesterol toàn phần là gì, thay đổi như thế nào?
1.1. Cholesterol toàn phần là chỉ số gì?
Cholesterol toàn phần là một trong các thành phần chính của lipid máu (mỡ máu). Các thành phần cấu tạo để tổng hợp nên cholesterol toàn phần là gì? Đó chính là:
- HDL - cholesterol: là cholesterol tốt giữ vai trò vận chuyển cholesterol dư thừa ở mô và mạch máu về gan để phân hủy rồi đào thải ra khỏi cơ thể. Cholesterol này giúp mạch máu được bảo vệ tránh khỏi sự tích tụ của cholesterol xấu, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- LDL - cholesterol: là cholesterol đưa cholesterol từ gan quay lại mô và mạch máu nên LDL quá cao chứng tỏ cholesterol tích tụ ở thành mạch, hình thành mảng bám làm cho động mạch bị tắc nghẽn. Kết quả của tình trạng này là đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,...
- Triglyceride: chất béo có trong máu, thường xuất hiện khi cơ thể chuyển hóa lượng calo dư thừa từ thức ăn thành chất béo dự trữ. Tuy không phải là cholesterol, nhưng triglyceride cũng góp phần vào chỉ số cholesterol toàn phần, nếu triglyceride tăng cao sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Thành phần cấu thành cholesterol toàn phần
1.2. Các trường hợp biến động chỉ số cholesterol toàn phần
Biết được đơn vị đo cholesterol toàn phần là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của chỉ số này. Trên kết quả xét nghiệm máu, tùy vào từng đơn vị thực hiện xét nghiệm mà định lượng cholesterol toàn phần được đo bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L với các mức biến động như sau:
- Cholesterol bình thường: < 200 mg/dL (5.1 mmol/L) đồng nghĩa với HDL cholesterol: > 0,9 mmol/L, LDL cholesterol: < 3,4 mmol/L, Triglycerid: < 1,7 mmol/L là mức an toàn, ít có nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
- Cholesterol cao: 200 - 239 mg/dL (5.1 - 6.2 mmol/L) là mức cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch.
- Cholesterol cao: > 240 mg/dL (6.2 mmol/L) là mức nguy hiểm, cần có biện pháp can thiệp ngay để tránh các biến chứng do bệnh tim mạch gây ra.
2. Tầm quan trọng của chỉ số cholesterol toàn phần
Để hiểu hơn vai trò của cholesterol toàn phần là gì đối với sức khỏe bạn có thể tham khảo các phân tích sau:
2.1. Đánh giá sức khỏe tim mạch
Cholesterol toàn phần cao là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh mạch vành. Sự tích tụ của cholesterol, nhất là LDL trong thành mạch máu khiến cho mảng bám hình thành tại đây, chít hẹp động mạch, khiến cho quá trình lưu thông máu khó khăn, lưu lượng máu giảm nên động mạch dễ bị tắc nghẽn.
- Bệnh mạch vành
Sự xuất hiện của các mảng bám cholesterol làm tắc nghẽn động mạch cung cấp máu nuôi tim là nguyên nhân chính của bệnh mạch vành. Kết quả là người bệnh có từng cơn đau thắt ngực, thậm chí còn bị nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ
Tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu nào gây ra đột quỵ. Nguy cơ mắc bệnh lý này càng gia tăng khi tăng cholesterol toàn phần, động mạch có nhiều mảng bám cholesterol.
- Nhồi máu cơ tim
Sự tắc nghẽn xảy ra ở một hoặc nhiều động mạch vành sẽ gây nên cơn nhồi máu cơ tim. Tăng cholesterol toàn phần kết hợp với sự tích tụ LDL ở thành động mạch là nguyên nhân của tình trạng này.
Chỉ số cholesterol toàn phần tăng cao có thể gây nhồi máu cơ tim
2.2. Đánh giá các bệnh lý khác
Cholesterol toàn phần tăng cũng cung cấp cơ sở để bác sĩ đánh giá một số bệnh lý khác có liên quan như:
- Tiểu đường
Cholesterol có liên hệ với lượng đường huyết. Nếu tăng cholesterol toàn phần trong đó giảm HDL, tăng LDL thì người bị bệnh tiểu đường sẽ đối diện với các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
- Huyết áp cao
Chỉ số huyết áp có thể tăng lên khi tăng cholesterol toàn phần. Thành động mạch tích tụ càng nhiều cholesterol thì độ đàn hồi càng giảm, đường dẫn máu bị thu hẹp, tim tăng bơm máu nên chức năng tim cũng có nguy cơ bị suy giảm.
- Béo phì
Tăng cholesterol toàn phần cũng có thể liên quan với béo phì. Tình trạng lười vận động và ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa là nguyên nhân chính gây béo phì và tăng cholesterol toàn phần.
Khách hàng được giải thích cholesterol toàn phần là gì và các vấn đề liên quan khi xét nghiệm tại MEDLATEC
3. Cách đo lường chỉ số cholesterol toàn phần
Đo lường cholesterol toàn phần là một phần quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tim mạch và nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến cholesterol. Quá trình đo lường này thường được thực hiện thông qua xét nghiệm máu tại cơ sở y tế đáp ứng quy định chất lượng của cơ quan chủ quản.
Mẫu máu của người bệnh được lấy từ tĩnh mạch ở tay sau đó gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích nồng độ cholesterol cũng như các thành phần cholesterol toàn phần là HDL, LDL và triglyceride. Toàn bộ quá trình phân tích được thực hiện trên máy chuyên dụng, dựa vào phương pháp sinh hóa để đo lường nồng độ chính xác của cholesterol trong máu.
Cholesterol toàn phần là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe tim mạch. Vì thế, kết quả của xét nghiệm cholesterol sẽ giúp bác sĩ có thêm căn cứ để đưa ra đánh giá về nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tìm hướng điều trị phù hợp.
Hiểu được cholesterol toàn phần là gì và biết đến vai trò của chỉ số này đối với đánh giá các vấn đề về sức khỏe tim mạch bạn sẽ chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ để duy trì mức cholesterol ở ngưỡng an toàn. Nhờ đó mà nguy cơ mắc các bệnh tim mạch được giảm xuống, chất lượng đời sống được cải thiện.
Nếu vẫn còn băn khoăn cholesterol toàn phần là gì quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết. Hoặc nếu có nhu cầu xét nghiệm cholesterol toàn phần tại Hệ thống Y tế MEDLATEC quý khách cũng có thể thông qua tổng đài này để đặt lịch dịch vụ xét nghiệm tại nhà nhanh chóng, tiện lợi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!