Tin tức

Đột qụy não gia tăng vào mùa lạnh - Cách nào để phòng ngừa bệnh?

Ngày 04/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKII. Nguyễn Đình Tuấn
Đột quỵ não là tình trạng bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, nếu không được xử lý kịp thời. Thực tế đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, người có tiền sử bệnh nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn khi nguy cơ đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Vậy làm cách nào để phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết lạnh như hiện nay? 

Vì sao đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh? 

Thống kê tại các bệnh viện cho biết ở Việt Nam, số ca bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Trong thời gian thời tiết chuyển lạnh từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm, số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não ở các địa phương chiếm từ 30-50% tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm. Đặc biệt, khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ xuống thấp và lạnh hơn cả.  

Giải thích lý do vì sao đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh, BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên khoa Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Vào mùa lạnh, phản ứng cơ thể tăng tiết hormone catecholamine dẫn đến tăng huyết áp. Theo đó, tăng nguy cơ đột quỵ não nói chung. Hơn nữa, sự thích ứng của cơ thể người cao tuổi nói riêng cũng như mạch máu người nói chung khá thấp, khi ra khỏi chăn ấm họ rất dễ bị cảm lạnh, cơ thể mất nhiệt gây co mạch, tăng huyết áp đột ngột, dẫn tới tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,… 

số ca bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông

Thống kê tại các bệnh viện cho biết ở Việt Nam, số ca bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông

Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh, số lượng hồng cầu, tiểu cầu trong cơ thể có thể nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người cao tuổi bị bệnh xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. 

Bác sĩ Tuấn cũng nói thêm vào mùa lạnh tần suất hoạt động thể chất của chúng ta gần như ít hơn bình thường. Bởi vậy, sự lười vận động và ăn uống không khoa học, dẫn đến tăng cân, tăng lượng mỡ máu, tăng huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não mạch máu não hơn nữa.   

Những cách chủ động phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh  

Đột quỵ là bệnh cấp tính thường xảy ra đột ngột và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên, đột quỵ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh, hạn chế được những di chứng nghiêm trọng. 

Bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn khuyến nghị để phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh, chúng ta cần lưu ý trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Các biện pháp cụ thể như sau: 

  • Có chế độ ăn lành mạnh, uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh; 
  • Vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng; 
  • Cố gắng giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng với nhiệt độ ngoài trời; 
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ là rất quan trọng; 
  • Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khởi động kỹ trước khi tập, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể, không nên ra ngoài trời tập thể dục khi quá sớm, nhiệt độ quá thấp; 
  • Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch; 
  • Tránh uống rượu, bia, chất kích thích, đặc biệt trước khi ra ngoài trời lạnh; 
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài; 
  •  Không tắm muộn, không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất để tắm. 

Đặc biệt, để phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính phải kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, điều trị tích cực bệnh tim mạch, tiểu đường,… 

Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ là rất quan trọng

Xét nghiệm tại nhà - Giải pháp tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ  

Hạn chế tối đa việc ra ngoài vào thời tiết lạnh sẽ giảm thiểu nguy cơ đối mặt với đột quỵ, cũng như tránh được nguy cơ lây nhiễm COVID –19 trong thời điểm dịch bệnh.  

Để tầm soát nguy cơ đột quỵ hiệu quả tại bệnh viện, Bác sĩ Tuấn cho biết chúng ta có thể thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng như siêu âm, chụp cộng hưởng từ não, mạch vành, … Cùng các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nhất nguy cơ đột quỵ ở mỗi cá nhân. 

Thuận tiện hơn trong tình hình dịch bệnh, đột quỵ cũng được tầm soát ngay tại nhà bằng các xét nghiệm. Xét nghiệm tại nhà là giải pháp tối ưu hiệu quả. 

Với các xét nghiệm định kỳ, kiểm soát đường máu, mỡ máu, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm đông máu được thực hiện tại nhà giúp tầm soát nguy cơ đột quỵ hiệu quả cho người cao tuổi có bệnh lý nền mạn tính.  

Xét nghiệm tại nhà là giải pháp phát hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ

Xét nghiệm tại nhà là giải pháp phát hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ

Có hơn 25 năm phát triển, phục vụ người dân toàn quốc lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, MEDLATEC là thương hiệu xét nghiệm tại nhà được người dân tin tưởng và lựa chọn. Bên cạnh đáp ứng các xét nghiệm tầm soát nguy cơ đột quỵ, MEDLATEC là đơn vị y tế hàng đầu về xét nghiệm, thực hiện hơn 2.000 xét nghiệm kiểm tra, theo dõi sức khỏe từ cơ bản đến chuyên sâu. Gọi lấy mẫu xét nghiệm tại nhà được xem là giải pháp tiết kiệm thời gian khám chữa bệnh, thuận tiện trong thời tiết lạnh mùa đông và đặc biệt an toàn trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến kéo dài.  

Chủ động tầm soát sớm cùng với các biện pháp phòng ngừa nói trên sẽ giúp người có nguy cơ cao mắc đột quỵ hạn chế được hậu quả di chứng sau đột quỵ, cũng như đối với người trẻ hiện nay. 

Quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về các xét nghiệm tầm soát nguy cơ đột quỵ vui lòng liên hệ với MEDLATEC trên toàn quốc bằng cách gọi tổng đài 1900 56 56 56.                

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.