Tin tức
FT4 - Chỉ số cơ bản trong theo dõi các bệnh lý tuyến giáp
- 09/01/2020 | Xét nghiệm FT4 trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý tuyến giáp
- 24/02/2020 | Xét nghiệm tuyến giáp và những điều cần biết
- 03/04/2020 | Tìm hiểu ý nghĩa của phương pháp nội soi tuyến giáp
- 21/04/2020 | Thyroglobulin một chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp
- 11/04/2020 | Xét nghiệm TSH trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý tuyến giáp
- 03/04/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm Anti - TPO trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
1. FT4 là gì?
Thyroxin hay còn gọi là T4 là một trong hai hormon cơ bản nhất của tuyến giáp. T4 chỉ được sản xuất duy nhất ở tuyến giáp và quá trình sản xuất này được điều chỉnh bằng hormon TSH của tuyến yên.
Khi nồng độ T3, T4 trong máu thấp, vùng dưới đồi sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra TSH. Sau đó TSH sẽ kích thích tuyến giáp sản xuất ra T3, T4. Cho đến khi lượng T3, T4 trong máu cao lên sẽ kích thích lại tuyến yên giảm sản xuất TSH thông qua cơ chế điều hòa âm tính ngược (negative feedback).
T4 trong máu được lưu hành dưới hai thể: thể liên kết với protein không có hoạt tính sinh học (chiếm 99,98% T4 toàn phần) và thể tự do (FT4) có hoạt tính sinh học (chiếm 0,02% T4 toàn phần). Các protein tham gia vận chuyển các hormon tuyến giáp bao gồm albumin, TBG, TBPA, trong đó TBG là protein vận chuyển chính.
Hình 1: Cấu trúc phân tử thyroxin
T4 trong tuyến giáp còn được xem như là một hormon dự trữ. Lượng T4 được tuyến giáp sản xuất gấp nhiều lần T3 nhưng hoạt tính sinh học của nó lại yếu hơn so với T3 nên ở các mô, một số cơ quan như gan, thận, tuyến yên T4 được biến đổi để thành T3 có hoạt tính sinh học cao hơn gấp 4 lần.
Vì T4 lưu hành trong máu được gắn với protein nên lượng T4 bị phụ thuộc vào sự thay đổi protein trong lâm sàng như có thai, bệnh gan,... Nhưng FT4 thì không phụ thuộc vào sự thay đổi của protein nên nồng độ FT4 đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng thường quy. Định lượng FT4 thường được tiến hành cùng xét nghiệm đo nồng độ TSH khi nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến giáp.
2. Xét nghiệm FT4 có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm được các bác sĩ yêu cầu thực hiện nhằm chẩn đoán các tình trạng cường và suy chức năng tuyến giáp, nhất trong trường hợp Protein bình thường.
Kết hợp xét nghiệm FT4 và TSH sẽ đưa ra một kết quả chính xác hơn để đánh giá tình trạng chức năng tuyến giáp ở người bệnh có nồng độ bình thường (ở phụ nữ có thai hoặc người bệnh đang điều trị bằng estrogen androgen, dilatin hay salicilat).
Xét nghiệm còn được dùng để đánh giá sự thay đổi của TSH. Theo một số nghiên cứu, ở các bệnh nhân có chức năng tuyến giáp bình thường và chức năng tuyến yên ổn định thì việc định lượng nồng độ TSH nhạy hơn so với FT4 để phát hiện các tình trạng thiếu hụt hay thừa hormon giáp nhẹ (rối loạn chức năng tuyến giáp cận lâm sàng).
Đối với những người có tình trạng tuyến giáp không ổn định thì ngược lại, định lượng nồng độ FT4 nhạy hơn và có độ tin cậy cao hơn so với TSH để đánh giá tình trạng tuyến giáp, nhất là trong 2 - 3 tháng đầu điều trị tình trạng cường hay suy giáp.
3. Xét nghiệm được chỉ định khi nào?
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ có sự rối loạn chức năng tuyến giáp như:
-
Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột.
-
Mắt lồi.
-
Run tay chân, dễ bị kích thích.
-
Đau cơ hoặc đau khớp.
-
Ra mồ hôi không liên quan đến vận động.
-
Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán.
-
Giọng khàn.
-
Kém tập trung, rối loạn tri giác.
-
Tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
-
Khả năng chịu nóng hoặc lạnh kém.
-
Có sự thay đổi bất thường trong kinh nguyệt ở nữ (rong kinh, cường kinh, kinh nguyệt bất thường,…).
-
Xuất hiện cục sưng ở cổ không phải do hạch.
-
Cơ thể tăng cường giữ nước gây phù.
-
Lượng cholesterol trong máu tăng cao.
Hình 2: Triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp
Xét nghiệm còn được sử dụng để theo dõi sự đáp ứng điều trị các tình trạng rối loạn tuyến giáp.
Ngoài ra FT4 còn được thực hiện để đánh giá sự tăng hay giảm sản xuất TSH ở tuyến yên.
Giá trị bình thường: 12 - 22 pmol/l hay 0,93 - 1,7 ng/dL.
Nồng độ FT4 tăng thường gặp trong:
-
Bệnh Hashimoto ở giai đoạn sớm.
-
Sản xuất T4 lạc chỗ.
-
Cường giáp (nhiễm độc giáp Basedow hay tình trạng cường giáp do iod).
-
Viêm tuyến giáp.
-
Bướu đa nhân độc của tuyến giáp.
Nồng độ FT4 giảm thường gặp trong:
-
Bệnh nhiễm amyloid.
-
Viêm tuyến giáp Hashimoto.
-
Suy chức năng tuyến giáp.
-
Xơ cứng bì.
Xét nghiệm FT4 luôn được tiến hành cùng xét nghiệm TSH và nồng độ các hormon tuyến giáp khác như T3, FT3 để có thể đánh giá chính xác nhất về chức năng tuyến giáp.
4. Những đối tượng nào dễ bị mắc các bệnh về tuyến giáp
Các bệnh lý tuyến giáp khiến việc tăng hay giảm sản xuất các hormon tuyến giáp gây ra sự mất cân bằng quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh tuyến giáp là bệnh phổ biến ở tất cả mọi đối tượng nhưng nó gặp ở nữ nhiều hơn ở nam nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Có thể kiểm soát bệnh bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ. Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp như:
Hình 3: Tuyến giáp
-
Những người lớn tuổi (> 60 tuổi).
-
Người có tiền sử mắc các bệnh tự miễn.
-
Gia đình có người mắc các bệnh lý tuyến giáp.
-
Phụ nữ đang mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng.
-
Người đã từng xạ trị ở ngực hoặc ở vùng cổ cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp.
-
Những người đã từng mắc bệnh tuyến giáp hoặc đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cũng có nguy cơ tái phát.
Các bệnh lý tuyến giáp nếu được phát hiện sớm và chữa trị sớm sẽ giúp hạn chế được những hậu quả do bệnh gây ra vì vậy việc thường xuyên thăm khám và tiến hành các xét nghiệm thăm dò chức năng là một việc vô cùng quan trọng.
Hiện nay tại trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ các hormon tuyến giáp bằng phương pháp hóa phát quang và điện hóa phát quang trên hệ thống máy Cobas 8000 và Architect i4000 theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC với trung tâm xét nghiệm được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại vận hành theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 luôn tự tin mang đến cho khách hành những kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.
Gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!