Tin tức
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
- 01/03/2024 | Người bị gan nhiễm mỡ uống gì để cải thiện sức khỏe?
- 10/08/2024 | Gan nhiễm mỡ uống gì cho hết? Cần điều chỉnh lối sống như thế nào?
- 01/12/2023 | Nhận biết và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 như thế nào?
- 01/12/2023 | Gan nhiễm mỡ nặng: Triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng
- 01/02/2024 | Gan nhiễm mỡ có hết không? Làm sao để kiểm soát tình trạng mỡ máu?
1. Gan nhiễm mỡ là bệnh như thế nào?
Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều mỡ thừa tích tụ ở các mô gan, từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Đây là căn bệnh dễ gặp ở những người thừa cân, béo phì, người bị tiểu đường type 2, tăng mỡ máu, mắc các hội chứng chuyển hóa,...
Gan nhiễm mỡ là bệnh phổ biến
Ở giai đoạn đầu, lượng mỡ tích tụ trong gan thường nằm trong khoảng 5 – 10% và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu càng để lâu, bệnh sẽ càng tiến triển phức tạp, lượng mỡ thừa trong gan sẽ ngày càng nhiều hơn. Những trường hợp lượng mỡ tích tụ trong gan và vượt quá 30% được đánh giá là nhiễm mỡ nghiêm trọng.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh ngày càng tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,... Khi xảy ra tình trạng xơ gan, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện như phù nề chân, ngứa da, lá lách to, giãn mạch máu dưới da, đỏ lòng bàn tay, xuất huyết tiêu hóa,...
2. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ là bệnh mạn tính và thường có biểu hiện không rõ ràng. Hiện nay vẫn rất nhiều người chưa hiểu rõ gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không, thậm chí có nhiều trường hợp đã được chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhưng lại rất chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình, không thường xuyên theo dõi và thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Gan nhiễm mỡ có thể gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể điều trị khỏi ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ có thể tiến triển xấu, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng như sau:
- Viêm gan: Không phải tất cả những trường hợp bị gan nhiễm mỡ đều dẫn tới viêm gan, tuy nhiên, bị gan nhiễm mỡ sẽ làm tăng nguy cơ viêm gan. Khi xảy ra tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan trong thời gian dài có thể dẫn đến xơ gan. Tình trạng viêm gan thường không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Thông thường, người bệnh chỉ có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng và nước tiểu vàng, kết quả xét nghiệm cho thấy tăng men gan.
- Xơ gan: Tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển nặng khiến cho những tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra những mô sẹo. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn tới xơ hóa gan và xơ gan.
Khi bị xơ gan, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu đậm màu, xuất huyết tiêu hóa, chướng bụng, phù chân, hôn mê gan. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định ghép gan để phòng ngừa biến chứng.
- Ung thư gan: Người bị gan nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan. Những tế bào gan này tổn thương và có thể dẫn đến tình trạng đột biến gen, gây ung thư gan.
Tình trạng ung thư gan do gan nhiễm mỡ tiến triển ở giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng một số phương pháp như phẫu thuật, đốt sóng cao tần. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, những tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác thì việc điều trị khó đạt hiệu quả như mong muốn. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Gan nhiễm mỡ không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ,...
- Rối loạn các cơ quan khác như ung thư đại tràng, loãng xương, thiếu hụt vitamin D,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
3. Cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập thể dục kiểm soát cân nặng:
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân béo phì thì việc giảm cân là vô cùng cần thiết. Bạn chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể thì chất béo trong gan cũng sẽ được giảm đi. Nếu giảm từ 7 đến 10% trọng lượng cơ thể thì có thể cải thiện đáng kể những tổn thương gan. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà ép cân quá nhanh và giảm cân theo những cách phản khoa học. Nếu giảm cân quá nhanh, gan sẽ giải phóng nhiều cholesterol vào mật và rất dễ gây ra tình trạng sỏi mật.
Tập luyện phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Tập thể dục giúp bạn đốt cháy năng lượng dư thừa, đồng thời thúc đẩy giai đoạn chuyển hóa lipid trong cơ thể, từ đó giảm lượng chất béo đang tích trữ trong các tế bào gan.
Tốt nhất, nên duy trì tập thể dục đều đặn, ít nhất 5 buổi trong một tuần và nên tập tối thiểu 30 phút mỗi buổi. Bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ và thời lượng ngắn. Khi đã quen rồi, bạn bắt đầu tăng thời gian tập và tăng mức độ khó của các bài tập. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để lựa chọn những bài tập tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Đây cũng là một trong những cách bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Trong chế độ ăn của bạn, nên bổ sung các chất béo lành mạnh từ dầu oliu, cá ngừ, cá mòi,...
Ăn uống khoa học để phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung một số loại hạt như hạt chia, hạt óc chó, hạt hướng dương,... Nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây ít ngọt, các loại ngũ cốc nguyên hạt để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nên tránh ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế uống bia rượu,...
- Thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không” và hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe gan, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!