Tin tức
Giác mạc là gì và các bệnh lý thường gặp
- 07/05/2022 | Giải đáp: Viêm giác mạc có lây không và cách phòng ngừa
- 15/08/2022 | Bệnh viêm giác mạc kẽ gây ra những hệ lụy ra sao đối với sức khỏe?
- 21/06/2024 | Xước giác mạc nhỏ thuốc gì và những lưu ý quan trọng
1. Cấu tạo và chức năng của giác mạc là gì?
Giác mạc hay lòng đen là màng trong suốt chiếm khoảng 1/5 diện tích phía trước vỏ nhãn cầu, có hình chỏm.
Cấu tạo của giác mạc
Về cấu tạo giải phẫu, từ ngoài vào trong, giác mạc chia làm 5 lớp bao gồm:
- Biểu mô: Gồm 5 - 7 lớp tế bào lát tầng, không sừng hóa. Lớp trên cùng là 2 hàng rào mỏng liên kết với vòng dính tạo nên lớp thẩm thấu của bề mặt. Lớp bào tương là nơi bám dính của nước mắt, có nhiệm vụ trao đổi và chuyển hóa các chất. Tiếp theo là lớp trung gian, cuối cùng là lớp tế bào đáy.
- Màng Bowmans: Áp sát vào lớp nhu mô bảo vệ giác mạc trước tác động cơ học đồng thời có khả năng kháng khuẩn tốt.
- Nhu mô: Bao gồm tế bào (cố định và di động) cùng các sợi liên kết là những sợi collagen xếp chồng lên nhau, chiếm khoảng 90% chiều dày giác mạc. Thành phần chủ yếu của các hợp chất trong nhu mô gồm nước, mucopolysaccharide và các muối hữu cơ. Lớp nhu mô có cấu trúc đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ trong suốt của giác mạc.
- Màng đáy Descemet: Cấu tạo bởi các sợi nhỏ được liên kết chặt chẽ với nhau, có độ đàn hồi tốt, kéo dài đến góc tiền phòng.
- Nội mô: Chỉ có một lớp tế bào trải đều sau màng đáy Descemet. Các tế bào nội mô không xảy ra quá trình tái tạo mà hằng định ngay từ khi sinh ra. Nếu tế bào nội mô bị tổn thương thì các tế bào còn lại sẽ trải dài để che phủ lên vùng thiếu hụt, mật độ tế bào giảm xuống.
Các lớp cấu tạo nên giác mạc mắt
Khác với các cơ quan khác, giác mạc không có chứa mạch máu. Vì vậy, giác mạc lấy dinh dưỡng chủ yếu thông qua cung nông và cung sâu ở vùng rìa từ nước mắt và thủy dịch.
Chức năng của giác mạc là gì?
Giác mạc có những chức năng sau:
- Giác mạc cùng với những cơ quan khác là hốc mắt, mi mắt và củng mạc giữ nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu tránh những tác nhân như bụi bẩn, vi sinh vật xâm nhập gây hại.
- Giác mạc là một thấu kính giúp kiểm soát và hội tụ các tia sáng khi vào mắt. Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt của mắt, giác mạc và thủy tinh thể sẽ điều chỉnh để tia sáng rơi vào võng mạc. Sau đó, những tia sáng này được võng mạc chuyển đến não ở dạng xung động thần từ đó mắt có thể nhận biết hình ảnh.
Ngoài ra, giác mạc còn có vai trò sàng lọc tia cực tím để bảo vệ mắt, giúp võng mạc và thủy tinh thể không bị tổn hại.
Giác mạc cùng củng mạc, mi mắt và hốc mắt giữ vai trò bảo vệ nhãn cầu
2. Các bệnh lý thường gặp về giác mạc
Nếu giác mạc có hiện tượng bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, đôi khi còn biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách. Một số bệnh lý về giác mạc thường gặp là:
Viêm giác mạc
Viêm giác mạc mắt có 2 loại là viêm giác mạc nông và sâu do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, dị vật, vi trùng xâm nhập,… Khi giác mạc bị viêm sẽ có những biểu hiện:
- Mắt đau nhức âm ĩ hoặc dữ dội, nhất là khi có ánh sáng chiếu trực tiếp hay hoạt động mắt nhiều.
- Chảy nước mắt thường xuyên nhưng không phải do khóc.
- Khả năng nhìn giảm.
Xước giác mạc
Giác mạc bị trầy xước thường do người bệnh dùng tay dụi mắt liên tục khi có dị vật hoặc vô tình chọc tay trúng mắt. Khi đó, mắt sẽ trở nên khó chịu và nhạy cảm với ánh sáng. Bạn cần tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị tốt nhất bởi những trường hợp này, khả năng nhiễm trùng giác mạc tăng cao. Nếu vi trùng, nấm xâm nhập vào mắt qua vết xước có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị trong vòng 24 giờ.
Rách giác mạc
Rách giác mạc là tình trạng chấn thương nghiêm trọng của mắt. Khi đó, người bệnh cần được tiến hành khâu giác mạc kết hợp điều trị tích cực trước và sau phẫu thuật, theo dõi tình trạng chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng mất thị lực hoàn toàn.
Rách giác mạc là tổn thương nghiêm trọng của mắt cần xử lý kịp thời, đúng cách
Bỏng giác mạc
Giác mạc bị bỏng có thể do nhiệt độ, tia cực tím hoặc hóa chất ở dạng lỏng hay khí bắn vào mắt. Những trường hợp này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để xử lý, tuyệt đối không tự ý can thiệp để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Để hạn chế tình trạng tổn thương giác mạc, bạn cần chú ý hạn chế cho tay chạm lên mắt, dụi mắt, đeo kính để bảo vệ mắt khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên và khám mắt định kỳ để sớm phát hiện những bất thường.
Việc tìm hiểu giác mạc là gì và những thông tin liên quan sẽ giúp bạn có biện pháp bảo vệ mắt tốt nhất. Nếu mắt xuất hiện các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, đau rát, cộm, chảy nước mắt, chảy ghèn, sưng, đỏ,… hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và can thiệp điều trị sớm, tuyệt đối không được tự ý can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến giác mạc hoặc mắt cũng như những bất thường khác về sức khỏe. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp kiểm tra, xác định tình trạng và tư vấn biện pháp điều trị, chăm sóc cho từng bệnh nhân.
Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các nước phát triển cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, bạn có thể yên tâm về độ an toàn, chính xác và nhanh chóng của các kết quả kiểm tra. Chi phí tất cả các dịch vụ tại MEDLATEC đều có bảng giá công khai, minh bạch đến khách hàng nên bạn không cần lo lắng.
Kiểm tra mắt định kỳ để sớm phát hiện các bất thường về giác mạc
Mọi thông tin hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!