Tin tức
Giải đáp: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
- 26/06/2020 | Huyết áp thấp: các triệu chứng khó phân biệt với bệnh lý khác
- 12/06/2020 | Các biểu hiện điển hình và cách xử trí khi bị tụt huyết áp?
1. Một số thông tin cần biết về huyết áp
Trước khi tìm hiểu chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu, chúng ta cần nắm được huyết áp là gì? Nhìn chung, đây là những áp lực tác động tới thành động mạch, chúng là áp lực của các mạch máu. Nhiệm vụ chính đó là đưa máu đến các cơ quan, góp phần vào quá trình nuôi dưỡng mô của cơ thể.
Huyết áp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
Trên thực tế, chỉ số huyết áp của mỗi người sẽ tăng giảm khác nhau tùy vào thể trạng. Theo các nghiên cứu, huyết áp được hình thành từ sức cản của động mạch cùng với lực co bóp tim. Dựa vào các yếu tố kể trên, các bác sĩ có thể đưa ra các để thay đổi chỉ số huyết áp của mỗi người.
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là những chỉ số thể hiện huyết áp là gì? Hiện nay, trong khi đo huyết áp, chúng ta sử dụng 2 chỉ số chính, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Trong đó, huyết áp tâm thu hay còn được biết đến với tên gọi là huyết áp tối đa. Đó là áp suất động mạch, chúng được đo khi tim đang đập. Bên cạnh đó, huyết áp tâm trương chính là huyết áp tối thiểu. Chỉ số này được đo giữa hai lần đập của trái tim, hay chính là khi tim giãn.
2. Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Như đã biết, huyết áp đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng hoạt động của các cơ quan trên cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nếu như chỉ số huyết áp bình thường thì sức khỏe của bạn sẽ ổn định, tuy nhiên những bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc cao thì cần lưu ý chăm sóc và khám sức khỏe thường xuyên.
Rất nhiều người thắc mắc chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Chắc hẳn, nhiều nhiều thắc mắc vậy huyết áp bao nhiêu là ổn? Theo công bố vào năm 2018 của Hội tim mạch và huyết áp châu Âu thì chỉ số huyết áp được đánh giá là bình thường khi huyết áp tối đa dao động trong khoảng từ 90 mmHg - 139 mmHg. Còn huyết áp tối thiểu thường dao động từ 60 mmHg đến 89 mmHg. Chúng ta có thể dựa vào những số liệu trên để xác định chỉ số huyết áp của mình có ổn hay không.
3. Tình trạng huyết áp thấp và huyết áp cao có nguy hiểm không?
Nếu như chỉ số huyết áp của bạn cao hoặc thấp hơn so với số liệu kể trên, chúng ta cần đi kiểm tra và nhận sự tư vấn của bác sĩ để tìm cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Những người có huyết áp bình thường thì cơ thể khỏe mạnh và không gặp những hiện tượng như: chóng mặt, ngất xỉu,… Trong khi đó, bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng: hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
Bệnh nhân huyết áp thấp hay bị chóng mặt, buồn nôn.
Nguyên nhân là do áp lực không đủ lớn để máu đi tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Thông thường, người bệnh có chỉ số huyết áp tối đa và tối thiểu lần lượt thấp hơn 90 mmHg và 60 mmHg.
Trái lại với người bị huyết áp thấp, một số bệnh nhân gặp phải tình trạng chỉ số huyết áp cao. Tùy vào chỉ số huyết áp, bệnh được chia thành các mức độ khác nhau. Trong đó, bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và não rất cao. Trong đó, chúng ta có thể kể tới một số bệnh như: nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc tai biến mạch máu não.
Đây là những căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Bạn có thể bị liệt, tàn phế, mất khả năng lao động nếu tình trạng quá nặng mà không được điều trị kịp thời, đúng cách. Ngày nay, số người mắc bệnh cao huyết áp đang ngày một tăng, đặc biệt là người trong độ tuổi từ 25 trở lên. Vì vậy, chúng ta cần chú ý theo dõi chỉ số huyết áp của mình.
4. Làm thế nào để có chỉ số huyết áp bình thường
Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình có sức khỏe tốt để làm việc và tận hưởng cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, bạn nên thay đổi những thói quen sinh hoạt của mình, nhờ vậy chúng ta sẽ sở hữu chỉ số huyết áp bình thường.
Các bạn nên đo huyết áp thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe của mình.
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một vấn đề bạn cần dành nhiều sự quan tâm đó là xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong đó, các bạn hãy cung cấp cho cơ thể một số loại thực phẩm thiết yếu, ví dụ như: rau, trứng, sữa, cá,… Như vậy, chúng ta sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị thiếu máu, não hoạt động tốt, bạn làm việc hiệu quả hơn.
Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn sẽ rơi vào trong thái mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả. Đặc biệt những bệnh nhân bị huyết áp thấp rất dễ bị lả, ngất, chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng vừa đủ, tránh bổ sung quá nhiều gây hiện tượng thừa cân, béo phì và mắc nhiều bệnh lý khác.
4.2. Sinh hoạt lành mạnh, điều độ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, để duy trì huyết áp bình thường, các bạn đừng quên xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Đầu tiên, chúng ta cần duy trì thói quen ăn sáng để tránh tình trạng hạ đường huyết. Trong mỗi bữa ăn, bạn cũng cố gắng ăn vừa đủ chứ không nên ăn quá no hoặc quá ít.
Ngoài ra, rất nhiều người có thói quen xấu đó là đi ngủ muộn và ngủ không đủ giấc. Để duy trì sức khỏe ổn định, chúng ta hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi. Các bác sĩ cũng khuyên rằng chúng ta nên giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi. Chúng vừa ảnh hưởng đến chất lượng công việc, vừa gây hại đến sức khỏe.
Chúng ta nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
Đặc biệt, các bạn không nên sử dụng quá nhiều các sản phẩm có chứa chất kích thích, ví dụ như rượu, bia, thuốc lá,… Đây là những chất có hại cho sức khỏe, đồng thời chúng là tác nhân khiến chỉ số huyết áp của bạn tăng cao hơn so với bình thường.
Như vậy, việc duy trì huyết áp bình thường là điều cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Các bạn nên chú ý thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và đi khám, điều trị nếu có bất cứ điều gì bất thường. Để duy trì được chỉ số huyết áp ổn định, chúng ta không thể bỏ qua việc ăn uống đầy đủ chất và sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!