Tin tức
Giải đáp thắc mắc: tế bào gốc lấy từ đâu?
- 08/01/2021 | Có những loại xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung nào?
- 03/05/2020 | Xét nghiệm SCC và vai trò chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy
- 30/05/2020 | Chẩn đoán chính xác ung thư phổi tế bào nhỏ với xét nghiệm Pro GRP
- 04/05/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm tế bào dịch trong chẩn đoán và điều trị bệnh
- 09/06/2020 | Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 30 chỉ số
1. Tế bào gốc là gì?
Trước khi giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần nắm được những khái niệm cơ bản, đặc điểm chung của tế bào gốc. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, đây là tập hợp của các tế bào sinh học. Trên thực tế, cơ thể chúng ta được hình thành từ rất nhiều loại tế bào, tuy nhiên tế bào gốc là dạng đặc biệt nhất.
Tế bào gốc là các tế bào sinh học trong cơ thể con người
Loại tế bào trên được đánh giá khác biệt là do chúng có thể tự phát triển, tạo ra tế bào mới. Đây là khả năng cực kỳ đặc biệt mà không tế bào nào khác trong cơ thể thực hiện được.
Cụ thể, khi tế bào gốc phân chia, có thể ta sẽ thu được tế bào gốc mới hoặc các tế bào chuyên biệt. Trong đó, tế bào chuyên biệt sở hữu các chức năng riêng, ví dụ như: tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…
Như vậy, tế bào gốc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta. Đặc biệt, khả năng hình thành và phát triển của chúng tương đối nhanh chóng.
2. Nhiệm vụ của tế bào gốc trong cơ thể người
Chúng ta không chỉ quan tâm tới vấn đề tế bào gốc lấy từ đâu mà còn mong muốn tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của chúng. Như đã phân tích ở trên, loại tế bào này không trực tiếp tham gia vào một quá trình cụ thể nào. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ vai trò không thể thiếu đối với cơ thể của mỗi người.
Khá nhiều người thắc mắc không biết tế bào gốc lấy từ đâu?
Trong nhiều trường hợp, một số tế bào gốc có thể thay thế vị trí của các loại tế tế bào khác trong cơ thể. Chúng có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu của tế bào cơ, tế bào máu…
Đặc biệt, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi mô bị tổn thương nghiêm trọng, tế bào gốc hoàn toàn có thể tái tạo vùng tổn thương này. Để kích thích quá trình trên, chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp. Như vậy, nhờ sự có mặt của tế bào gốc, những vết thương sẽ mau chóng hồi phục.
Với những công dụng kể trên, tế bào gốc được ứng dụng khá đa dạng, linh hoạt hoạt trong nền y học.
3. Phân loại tế bào gốc
Chắc chắn khi tìm hiểu về tế bào gốc nói chung, mọi người không thể bỏ qua việc nghiên cứu các loại tế bào gốc thường gặp nhất. Vậy cơ sở nào được sử dụng để phân loại tế bào gốc?
Trên thực tế, tế bào gốc được phân chia thành nhiều dạng khác nhau
Có thể nói, tế bào gốc được các nhà khoa học phân loại dựa trên khả năng phân tách của chúng. Trong đó, một số loại phổ biến nhất đó là: tế bào bào gốc trưởng thành, tế bào gốc phôi hoặc tế bào gốc trung mô.
Tế bào gốc phôi được đánh giá là loại mạnh nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ thể. Bởi vì nhiệm vụ chính của chúng là biệt hóa thành nhiều loại tế bào.
4. Giải đáp thắc mắc: tế bào gốc lấy từ đâu?
Câu hỏi đáng quan tâm nhất chính là: tế bào gốc lấy từ đâu, việc tìm hiểu là rất cần thiết. Hiện nay, tế bào gốc đang giữ vai trò không thể thay thế trong cơ thể người và được ứng dụng trong điều trị bệnh. Nếu nắm được nguồn gốc của chúng, bạn có thể giải quyết một số vấn đề sức khỏe.
Trên thế giới, hình thức lấy tế bào gốc từ dây rốn được áp dụng rộng rãi và cực kỳ phổ biến. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những tế bào gốc được lấy từ dây rốn của các bé mới sinh có thể ứng dụng được trong nhiều trường hợp.
Lấy tế bào gốc từ cuống rốn trẻ sơ sinh là hình thức được áp dụng rộng rãi trên thế giới
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ứng dụng tế bào gốc lấy từ tủy xương hoặc máu. Hình thức này tương đối phổ biến, quen thuộc tại Việt Nam.
5. Ứng dụng của tế bào gốc đối với sự phát triển của nền y học
Không thể phủ nhận rằng những nghiên cứu có liên quan tới tế bào gốc đóng góp rất lớn cho sự phát triển của y học. Nhờ nghiên cứu được tế bào gốc lấy từ đâu, đặc điểm của chúng, các bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị bệnh dễ dàng hơn.
5.1. Theo dõi, chẩn đoán bệnh
Đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của tế bào gốc và đánh giá tình hình sức khỏe của mọi người, diễn biến của bệnh. Đặc biệt, người ta thường ứng dụng điều này để phát hiện các bệnh có liên quan tới xương khớp, dây thần kinh hoặc cơ tim,…
5.2. Điều trị một số bệnh
Một ứng dụng tuyệt vời khác của tế bào gốc đó là phát triển tế bào khỏe mạnh. Nếu tế bào của bạn đang bị bệnh, hãy áp dụng phương pháp trên để khắc phục tình trạng tổn thương, hư hỏng của một số mô.
Các bác sĩ có thể ứng dụng tế bào gốc trong việc theo theo dõi và điều trị một số bệnh
Hiện nay, phương pháp y học tái sinh kể trên được áp dụng rộng rãi để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, hầu hết bệnh nhân đều mắc bệnh chấn thương cột sống, bệnh tim mạch, ung thư hoặc Parkinson,… Đó là lý do vì sao chúng ta quan tâm tới vấn đề tế bào gốc lấy từ đâu?
5.3. Thử nghiệm các loại thuốc mới
Trước khi đưa vào sử dụng bất cứ loại thuốc nào trên cơ thể người, chúng cần được thử nghiệm để đảm bảo hiệu quả, tính an toàn. Nếu thuốc đạt các tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Thông thường, người ta sẽ thử nghiệm thuốc mới trên các tế bào gốc. Kết quả thu được cho biết những tác động của thuốc đối với tế bào gốc và hiệu quả chúng đem lại. Nếu chúng không gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người, thuốc sẽ được sử dụng trên trên cơ thể người.
Trước khi đưa vào sử dụng, các loại thuốc thường được thử nghiệm trên tế bào gốc
Như vậy, tế bào gốc đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của mỗi người, đặc biệt chúng được ứng dụng rộng rãi trong y học. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm hiểu tế bào gốc lấy từ đâu. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích có liên quan tới loại tế bào kể trên.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!