Tin tức

Giải đáp từ chuyên gia: Người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không

Ngày 09/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Phồng đĩa đệm có thể điều trị hiệu quả nếu nó được phát hiện từ sớm. Ngoài ra, luyện tập đúng phương pháp cũng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Vậy người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ lời giải đáp về vấn đề này.

1. Bệnh phồng đĩa đệm - những thông tin cần biết

1.1. Thế nào là phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm (lồi đĩa đệm) là tình trạng phồng lên hoặc lồi ra sau của đĩa đệm ở cột sống khiến cho bộ phận này bị biến dạng và vỡ cấu trúc bên trong. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm vì nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, chưa lệch khỏi trung tâm. Khi nhân nhầy lệch khỏi vị trí trung tâm thì bệnh nhân sẽ bị thoát vị đĩa đệm. 

1.2. Vì sao bị phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Độ tuổi

Những người trên 40 tuổi cơ thể sẽ bắt đầu bước vào quá trình thoái hóa và đĩa đệm cột sống cũng dần bị suy yếu và giòn hơn. So với giai đoạn trước, đĩa đệm cũng sẽ xù xì, thô xơ hơn, phần bao xơ bên ngoài bị ảnh hưởng nên nhân nhầy bên trong phình ra.

người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không

Phồng đĩa đệm là dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm

- Chấn thương

Chấn thương vì một lý do nào đó gây tác động lên cột sống cũng có thể khiến cho đĩa đệm bị phồng.

- Công việc nặng nhọc

Người thường xuyên phải tham gia công việc lao động nặng nhọc có nguy cơ cao với bệnh phồng đĩa đệm.

- Tư thế

Trong một thời gian dài duy trì một tư thế làm việc tạo áp lực lên đĩa đệm hay có các thói quen như: kê gối cao để ngủ, áp tai vào vai để nghe điện thoại nhiều giờ liền,... đều có thể làm cho đĩa đệm bị phồng.

- Dư thừa cân nặng

Tăng quá mức trọng lượng cơ thể do cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lớn lên đĩa đệm. Theo thời gian, nó khiến cho lớp bao xơ suy yếu và nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị phồng ra.

- Di truyền

Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử với bệnh phồng đĩa đệm sẽ có tỷ lệ bị bệnh lý này cao hơn người bình thường.

1.3. Triệu chứng phồng đĩa đệm là gì

Bệnh phồng đĩa đệm rất khó để nhận diện được bằng mắt thường nên cần chú ý đến những triệu chứng gợi ý sau:

- Triệu chứng tại cột sống vùng thắt lưng

+ Cơ yếu, một hoặc hai chân bị tê, ngứa ran.

+ Đi lại khó khăn.

+ Tăng phản xạ ở một hoặc hai chân, có trường hợp gây co cứng.

+ Đại tiểu tiện khó kiểm soát.

+ Một số người bị liệt từ thắt lưng trở xuống.

- Triệu chứng tại cột sống cổ

+ Vùng xương bả vai hoặc cổ có cảm giác tê, đau, ngứa ran.

+ Cơn đau thường khởi phát ở một điểm rồi lan tỏa ra đến cánh tay trên, cẳng tay, ngón tay.

+ Đau ở vùng đĩa đệm bị phình có thể giảm đi khi nghỉ ngơi.

+ Nếu bệnh nặng có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.

Những triệu chứng này chỉ có tính chất gợi ý, để biết chính xác có bị phồng đĩa đệm hay không cần phải thực hiện một số kiểm tra như: chụp CT, chụp MRI,...

2. Những người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không

2.1. Tác dụng của việc tập thể dục đối với bệnh phồng đĩa đệm

Trước khi tìm hiểu người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không thì đầu tiên chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của việc tập thể dục đối với cải thiện bệnh lý này. Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh tư thế theo hướng dẫn của bác sĩ thì các bài tập thể dục cũng có tác dụng giúp cải thiện hiệu quả điều trị và kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh.

Phồng đĩa đệm gây đau mạnh, co cứng cột sống

Phồng đĩa đệm gây đau mạnh, co cứng cột sống

Người bị phồng đĩa đệm nếu kiên trì luyện tập có thể cải thiện bệnh, rút ngắn thời gian điều trị và đem đến nhiều lợi ích khác như:

- Tác động sâu đến cột sống, giúp khu vực có đốt sống và đĩa đệm bị chấn thương được thư giãn.

- Giảm thiểu cảm giác đau nhức.

- Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, tê bì, bỏng rát, yếu cơ.

- Giảm áp lực đè nén lên cột sống, rễ thần kinh và dây chằng.

- Cải thiện lưu thông máu đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho khớp xương. 

- Tăng sức cơ.

- Cải thiện co thắt.

- Tăng sự linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động cho bệnh nhân.

- Chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa phồng đĩa đệm tiến triển sang thoát vị đĩa đệm.

- Ổn định cấu trúc cột sống và giảm kích thích đến rễ dây thần kinh.

- Cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng mật độ xương.

- Giải nguy cơ tái phát phồng đĩa đệm.

2.2. Phồng đĩa đệm có thể chạy bộ được không

Muốn biết người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không chúng ta cũng cần phải hiểu về cơ chế sinh ra bệnh lý này. Theo đó, khi đĩa đệm bị tổn thương thì nhân mềm bên trong sẽ thoát ra ngoài nhưng vẫn nằm trong bao xơ nên cấu trúc cột sống, rễ thần kinh và dây chằng bị đè nén, phải chịu nhiều áp lực.

Muốn biết người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ xương khớp

Muốn biết người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ xương khớp

Các môn thể thao rất có ích cho người bị phồng đĩa đệm vì nó mang lại những tác dụng như đã nói đến ở trên. Tuy nhiên, người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không thì chuyên gia y tế khuyến cáo rằng có thể thực hiện phương pháp tập thể dục này nhưng không nên thường xuyên vì nó khiến cho toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn ép vào chân và vùng thắt lưng càng gây nguy hiểm cho đĩa đệm.

2.3. Những môn thể thao tốt cho người bị phồng đĩa đệm

Mặc dù chạy bộ không phải là biện pháp tốt cho người bị phồng đĩa đệm nhưng không có nghĩa là người bệnh không thể chọn phương pháp tập thể dục khác. Để phát huy tối đa lợi ích của thể dục cho bệnh lý này, người bệnh có thể tập thể dục tại nhà bằng các cách sau:

- Dùng thiết bị hỗ trợ 

Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tập luyện cho cột sống tại nhà như đai kéo giãn cột sống, ghế massage, con lăn,... Các sản phẩm này được sử dụng đều đặn sẽ giúp vùng lưng được massage từ đó giảm được cảm giác đau mỏi.

- Chọn môn thể thao phù hợp

Các môn thể thao được chuyên gia y tế khuyến cáo nên áp dụng cho người bị phồng đĩa đệm là: bơi lội, xà đơn, các bài tập cơ lưng,...

Nói chung, tình trạng bệnh của mỗi người không giống nhau nên để biết được người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không, tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để có được tư vấn xác đáng nhất về các bài tập phù hợp. 

Ngoài những chia sẻ trên đây, nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ gì đối với bệnh phồng đĩa đệm, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ cùng bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về căn bệnh này, tránh được những việc làm sai lầm khiến bệnh thêm trầm trọng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.