Tin tức

Giải thích về hiện tượng huyết áp lên xuống thất thường

Ngày 23/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đo chỉ số huyết áp là điều cần thiết giúp theo dõi tình trạng sức khỏe mỗi người. Trong đó, các chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn biết được chính xác mình thuộc nhóm huyết áp cao, huyết áp thấp hay huyết áp ổn định, bình thường. Từ đó, bạn sẽ có các biện pháp điều chỉnh, và điều trị sớm để tránh các biến chứng do tình trạng huyết áp lên xuống thất thường. 

1. Định nghĩa về huyết áp

Huyết áp là áp lực từ mạch máu tác động lên thành động mạch. Trong đó, huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg và hình thức xác định chính đó là đo huyết áp. Có hai chỉ số huyết áp chính bao gồm:

  • Chỉ số cao hơn là huyết áp tâm thu hoặc áp lực từ máu lên động mạch khi tim thực hiện co bóp.

  • Chỉ số thấp hơn là huyết áp tâm trương là áp lực từ máu lên động mạch khi tim của bạn được giãn ra.

Người khỏe mạnh có huyết áp ở đạt 120/80 mmHg 

Người khỏe mạnh có huyết áp ở đạt 120/80 mmHg 

2. Phân loại

Chỉ số huyết áp được phân loại dựa theo Hội tim mạch và huyết áp Châu Âu vào năm 2018, cụ thể như sau:

2.1. Huyết áp bình thường

Chỉ số về huyết áp bình thường được các bác sĩ xác định trong trường hợp:

  • Huyết áp tâm thu (chỉ số cao) trong khoảng từ 90 mmHg đến 129 mmHg;

  • Huyết áp tâm trương (chỉ số thấp) trong khoảng từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

2.2. Xác định về huyết áp thấp

Chỉ số huyết áp thấp được xác định dựa trên huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Khi đó, huyết áp thấp làm cho lượng máu trong cơ thể không được cung cấp đủ cho các cơ quan trên cao như là não và dẫn đến các biểu hiện sau: chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,..

2.3. Xác định về chỉ số huyết áp cao

Chỉ số huyết áp cao dẫn đến các bệnh như: là tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, tình trạng suy thận,... Trong đó, huyết áp cao được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương lớn hơn hoặc bằng với 140/90 mmHg. 

Những người có chỉ số huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg, thì cũng cần theo dõi tăng huyết áp

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều người 

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều người 

3. Vì sao xuất hiện tình trạng huyết áp lên xuống thất thường?

Huyết áp lên xuống thất thường là tình trạng chung phổ biến, khó có thể kiểm soát. Ngoài ra, đi cùng với đó là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số về huyết áp có biểu hiện thất thường bao gồm:

  • Tâm trạng không ổn định: Tình hình chính về tâm lý, cảm xúc là một trong những nguyên nhân tác động đến chỉ số của huyết áp. Chẳng hạn như là tâm trạng thay đổi liên tục từ căng thẳng, sợ hãi hay vừa vượt qua cú sốc càng khiến cho huyết áp giảm xuống hoặc tăng vọt đột ngột;

  • Sử dụng các chất kích thích gồm rượu bia, thuốc lá với tần suất dày đặc;

  • Môi trường sinh sống thay đổi một cách đột ngột khiến cho bạn chưa kịp thích nghi;

  • Sử dụng các loại thuốc hay liều lượng của thuốc chưa phù hợp ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp;

  • Biến chứng của một số căn bệnh về suy tim cấp, hệ thần kinh bị rối loạn, sốt cao, đau tức ngực,...

Huyết áp lên xuống thất thường dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe

Huyết áp lên xuống thất thường dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe

4. Biểu hiện chung của tình trạng huyết áp thất thường 

Hiện tượng về huyết áp lên xuống thất thường thường không ổn định, tình trạng này có thể diễn ra một cách đột ngột hoặc diễn biến trong một thời gian dài. Cũng theo thực tế, người có biểu hiện huyết áp cao, thấp thất thường cũng thường thay đổi theo mỗi ngày hoặc theo giờ ở một mức độ nhất định.

Biểu hiện chung của người gặp phải tình trạng huyết áp thay đổi thất thường:

  • Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;

  • Hay gặp phải hiện tượng chung đó là ù tai hoặc váng đầu;

  • Rối loạn về nhịp tim, tim thường xuyên đập nhanh, mặt đỏ, đi kèm với đổ mồ hôi nhiều;

  • Chỉ số về huyết áp khó có thể kiểm soát chắc chắn và luôn thay đổi, khó xác định;

  • Biểu hiện về huyết áp tăng, giảm thất thường kéo dài rất dễ làm giảm về độ bền của thành mạch máu. Từ đó khiến cho bạn bị rối loạn về nhịp tim và nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim hoặc tai biến là rất cao.

5. Phương pháp chẩn đoán chỉ số huyết áp 

Biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán chỉ số huyết áp đó chính là đo huyết áp. Cụ thể về 3 hình thức đo huyết áp:

  • Thực hiện đo huyết áp tại bệnh viện: HA ≥ 140/90 mmHg;

  • Thực hiện đo huyết áp ngay tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg;

  • Máy đo huyết áp hoạt động trong vòng 24 giờ (máy Holter đo huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg.

6. Thực hiện đo huyết áp đúng cách 

Việc đo huyết áp cần tuân thủ những tiêu chí sau để kết quả chuẩn xác:

  • Bạn ngồi nghỉ, thư giãn trong thời gian là 15 phút trước khi bắt đầu đo;

  • Không được hút thuốc lá và uống cafe trước 2 giờ khi đo;

  • Tư thế đo chỉ số huyết áp: bạn có thể nằm trên giường hay ngồi tựa lưng vào ghế. Chú ý rằng hai chân của bạn cần chạm nền nhà, không nên vắt chéo chân, hai tay trong tư thế duỗi thẳng, đặt ngang cơ tim và bạn nên im lặng trong khi đo;

  • Lần đo đầu sẽ đo huyết áp ở cả hai tay. Khi đó, tay có chỉ số huyết áp cao hơn được lựa chọn để đo cũng như là cơ sở để theo dõi huyết áp trong các lần đo sau;

  • Tiến hành đo mỗi lần là 2 lượt, tại cùng một tay, mỗi lượt đo là cách nhau tối đa 2 phút. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu trong 2 lần đo có kết quả khác biệt lớn hơn 10 mmHg, bạn thực hiện đo lại lần thứ 3 sau thời gian 2 phút. Kết quả lấy huyết áp trung bình trong 2 lần đo gần nhất;

  • Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp tự động và loại có băng quấn cánh tay với kích thước tiêu chuẩn và thích hợp.

Chú ý: Bạn có thể thực hiện đo huyết áp vào bất cứ buổi nào trong ngày.  buổi sáng hoặc buổi chiều. Hay bất kể khi nào có biểu hiện về tăng, giảm huyết áp đột ngột.

Mỗi người nên thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ

Mỗi người nên thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ

Việc phát hiện sớm về tình trạng tăng huyết áp cũng như biểu hiện huyết áp lên xuống thất thường kịp thời sẽ giúp mỗi người chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe. Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi điện đến hotline: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.