Tin tức
Khám huyết áp để làm gì? Nên thực hiện khi nào?
- 04/11/2022 | Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim như thế nào là chỉ số bình thường?
- 15/11/2022 | Tụt huyết áp là gì? Nên làm gì khi cơ thể bị tụt huyết áp
- 04/11/2022 | Tìm hiểu về chỉ số nhịp tim và huyết áp
1. Mục đích của việc kiểm soát huyết áp
Nếu tình trạng huyết áp duy trì ở mức cao trong thời gian dài sẽ làm gia tăng áp lực lên hệ thống mạch máu, dần dần gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân bị huyết áp cao và không kiểm soát tốt tình hình bệnh sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường, tác động trực tiếp đến hệ tim mạch. Cụ thể đó là:
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa mạch máu, trong đó nguy hiểm nhất là xơ vữa động mạch vành vận chuyển máu nuôi tim và dẫn tới các hậu quả khác như suy tim, bệnh mạch vành, các bệnh tim mạch khác,...;
-
Gia tăng rủi ro tai biến mạch máu não: phần lớn những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đều có liên quan đến vấn đề về huyết áp. Bởi vì huyết áp cao gây xơ vữa mạch máu não, những mạch máu này sẽ dễ vỡ hơn dẫn tới xuất huyết não, trường hợp khác là hình thành các cục máu đông lưu thông trong lòng mạch gây tắc mạch máu và nhồi máu não. Đây là một trong những tình trạng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời;
-
Suy giảm chức năng thận: cao huyết áp còn là tác nhân gây quá tải hệ thống lọc cầu thận. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ khiến cầu thận gặp tổn thương nghiêm trọng gây nên bệnh suy thận;
-
Nguy cơ xảy ra các biến chứng khác: huyết áp cao còn là yếu tố làm tăng rủi ro mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác như rối loạn cương dương, bệnh lý võng mạc, sa sút trí tuệ, tổn thương thần kinh ngoại biên,...;
Tăng huyết áp là một bệnh lý về tim mạch nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây biến chứng nặng
Chính vì những lý do này mà việc thăm khám huyết áp định kỳ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhờ khám huyết áp bệnh nhân sẽ được phát hiện, dự báo và điều trị từ sớm các bệnh lý nghiêm trọng, giảm thiểu nguy cơ tai biến và tử vong do huyết áp cao trong tương lai.
2. Thời điểm thích hợp để đi khám huyết áp
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ huyết áp cao hoặc số đo huyết áp hiển thị: huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg thì hãy đi khám ngay.
Ngoài ra người bệnh cần lưu ý rằng triệu chứng tăng huyết áp biểu hiện khá đa dạng và có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý khác, đôi khi là không có dấu hiệu gì và chỉ phát hiện ra khi tiến hành đo huyết áp hoặc đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên có một số triệu chứng sau bạn vẫn nên lưu ý:
-
Cảm thấy buồn nôn và nôn mửa;
-
Đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai;
-
Đột ngột ngất xỉu hoặc té ngã, khó nói;
-
Chân tay yếu, méo miệng, méo mặt.
Khi cơ thể biểu hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
3. Khám huyết áp được thực hiện theo quy trình như thế nào?
3.1. Khám lâm sàng
Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp cho người bệnh. Để đảm bảo chỉ số thu được chính xác thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút tại chỗ và trước khi đi khám không được hút thuốc lá, uống cà phê hay dùng chất kích thích.
Tiếp theo người bệnh cần cung cấp một số thông tin liên quan cho bác sĩ như tiền sử bệnh án, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày, có uống rượu hay hút thuốc lá không,... Bởi vì những điều này ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp của người bệnh. Ngoài ra một số triệu chứng thực thể cũng sẽ cần được khai thác.
3.2. Một số xét nghiệm cần thiết khác
-
Xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận, uric máu, điện giải đồ, xét nghiệm men tim, công thức máu, chụp X-quang tim-phổi;
-
Các phương pháp giúp đánh giá tình trạng tim mạch: ECG, siêu âm tim, chụp CT, siêu âm mạch máu,...
Tùy từng trường hợp bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng biệt.
Khám huyết áp giúp giảm nguy cơ tai biến và tử vong do huyết áp cao trong tương lai
4. Một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp
Nhằm giúp duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định, bệnh nhân cần phối hợp điều trị giữa thay đổi lối sống lành mạnh hơn kết hợp với việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ:
-
Điều trị không dùng thuốc:
-
Giữ gìn vóc dáng và cân nặng phù hợp, cân đối;
-
Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, ít mỡ, ít muối,...;
-
Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao;
-
Có máy đo huyết áp tại nhà, theo dõi huyết áp hàng ngày và cập nhật vào nhật ký để báo cáo lại cho bác sĩ;
-
Không hút thuốc lá và hạn chế tối đa bia rượu;
-
Quản lý tốt các bệnh lý nền khác.
-
Điều trị bằng thuốc: hiện nay có rất nhiều loại thuốc huyết áp khác nhau nhưng người bệnh không được tự ý mua và điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần lưu ý rằng khi dùng thuốc huyết áp bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, không được bỏ thuốc, tăng giảm liều lượng bởi vì điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài áp dụng lối sống lành mạnh, bệnh nhân cũng cần theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày
Mong rằng những chia sẻ về việc thăm khám huyết áp trên đây hữu ích đối với bạn. Như chúng ta đã biết thì tình trạng tăng huyết áp có mức độ nguy hiểm tương đối cao, do đó nếu được điều trị và kiểm soát tốt thì sẽ giúp người bệnh hạn chế được các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn.
Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ khám huyết áp uy tín thì hãy đến với Chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm kết hợp cùng hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại giúp đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám tại viện, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!