Tin tức

Góc chia sẻ: Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

Ngày 31/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Suy nghĩ là những hoạt động thường ngày của trí óc con người. Nó giúp con người giải đáp được những thắc mắc trong cuộc sống hàng ngày, giúp con người vận hành cuộc sống. Tuy nhiên với xã hội hiện đại ngày càng áp lực và bộn bề công việc khiến nhiều người phải suy nghĩ quá nhiều gây ra mệt mỏi, căng thẳng và stress. Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

1. Tại sao suy nghĩ quá nhiều là một thói quen không tốt?

Suy nghĩ quá nhiều hay còn được gọi là “trầm tư” chính là việc mà bạn luôn liên tục suy nghĩ về một vấn đề gì đó theo một cách rất lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó bạn không chuyển hóa thành hành động mà chỉ luôn ở trong trạng thái thụ động.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

Suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình đang thực sự gặp vấn đề, và việc suy nghĩ như vậy không tạo ra giải pháp mà còn khiến vấn đề đó chuyển biến theo hướng nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, tiêu tốn thời gian và năng lượng mà không giải quyết được việc gì.

Theo một nghiên cứu, những người hay trầm tư có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn tới 4 lần so với người khác. Việc trầm tư hay suy nghĩ quá nhiều thực sự không đem lại bất kỳ tác dụng nào, thậm chí nó còn làm giảm khả năng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Cuối cùng, người có triệu chứng này sẽ càng cảm thấy bi quan và luôn ở trong trạng thái tồi tệ về cảm xúc.

Suy nghĩ quá nhiều không phải là giải pháp

Suy nghĩ quá nhiều không phải là giải pháp

Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều? Hãy tiếp tục giải đáp câu hỏi này trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

2.1. Hãy tập nhận thức vấn đề của chính mình

Cảm xúc và hành động của bạn như thế nào sau mỗi lần suy nghĩ quá nhiều? Hầu hết những thứ mang lại đều tiêu cực: tâm trạng cáu kỉnh, lo lắng, cảm thấy căng thẳng nhiều hơn,... Bạn hãy để ý tới những phản ứng này và cố gắng thay đổi suy nghĩ của chính mình, bởi nhận thức chính là chìa khóa để thay đổi mọi suy nghĩ.

2.2. “Đánh lạc hướng” suy nghĩ

Một câu trả lời rất hiệu quả cho làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là chuyển dòng suy nghĩ, hãy đứng dậy và thực hiện một công việc mà bạn yêu thích. Có thể là nấu một món ăn mà bạn thích, vẽ một bức tranh hay đọc một cuốn sách, tập yoga, chơi thể thao,...

Việc này sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn, khi đó các suy nghĩ sẽ chỉ tập trung vào việc bạn đang làm khiến hạn chế suy nghĩ lan man. Tuy nhiên việc mất tập trung sẽ có thể xảy ra do những suy nghĩ trước đó quay trở lại khiến tâm trạng bạn bất ổn. Khi đó hãy tạm dừng việc “đánh lạc hướng” suy nghĩ và đối diện với chúng. Bạn nên dành ra một khoảng thời gian để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến bản thân suy nghĩ không ngừng và giải quyết chúng triệt để.

Đắm chìm tâm trí trong những cuốn sách giúp bạn không suy nghĩ quá nhiều

Đắm chìm tâm trí trong những cuốn sách giúp bạn không suy nghĩ quá nhiều

2.3. Thư giãn và hít thở sâu

Thư giãn cơ thể và điều chỉnh nhịp thở là một cách rất tốt để ngừng việc suy nghĩ quá nhiều. Việc này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, khiến tâm trí thư thái và thoát khỏi những suy nghĩ không ngừng. Mức độ cao hơn của hành động này đó chính là thiền định, bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn hoặc tham gia các lớp học thiền để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách hít thở sâu đơn giản mà bạn dễ dàng thực hiện như sau: trước tiên bạn hãy tìm một không gian thoải mái và nhiều ánh sáng để ngồi, sau đó hãy thư giãn cổ và vai, hai tay thả lỏng và bắt đầu hít thở sâu. Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng mồm, thực hiện liên tục sẽ giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn thoát khỏi những suy nghĩ. 

2.4. Nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn

Suy nghĩ sâu sắc và suy nghĩ quá nhiều chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Suy nghĩ sâu sắc là rất tốt, nó sẽ giúp bạn nhìn nhận và thấu hiểu vấn đề. Suy nghĩ quá nhiều thì ngược lại, chúng khiến bạn rơi vào cái bẫy của tâm trí và khiến bản thân tự hủy hoại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi khi lo lắng và suy nghĩ về một vấn đề gì đó, hãy tự vấn chính mình: vấn đề này còn ảnh hưởng đến mình trong 1 tuần tới, 1 tháng tới hay 1 năm tới nữa không?

Hãy sử dụng câu hỏi đơn giản này để nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn. Hãy mở rộng góc nhìn của mình để nhanh chóng thoát khỏi những suy nghĩ quá nhiều. Để dành tâm trí của mình cho những vấn đề có ích cho bản thân và những điều thực sự có ý nghĩa.

Hãy mở rộng góc nhìn và thoát ra khỏi những suy nghĩ

Hãy mở rộng góc nhìn và thoát ra khỏi những suy nghĩ

2.5. Tập đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian giới hạn

Nhiều người thường rất khó đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Trước mỗi vấn đề trong cuộc sống, họ luôn suy nghĩ quá nhiều trong một thời gian rất dài rồi mới đưa ra quyết định. Chính vì vậy, hãy học cách đặt ra giới hạn cho mỗi kế hoạch hay quyết định trong cuộc sống hàng ngày của bạn, cho dù nó lớn hay nhỏ.

Ví dụ đơn giản có thể kể ra như:

  • Với những quyết định nhỏ như: mặc quần áo gì, ăn món gì hay khi nào đi tập thể dục, nấu ăn,... hãy giới hạn suy nghĩ trong vòng 30 giây hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

  • Với những quyết định lớn hơn thì hãy giới hạn thời gian rộng hơn. Ví dụ suy nghĩ 30 phút/ một ngày, tối đa trong vòng 1 tuần hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

Đây là một cách khá hiệu quả trong những cách làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều.

2.6. Đừng suy nghĩ, hãy hành động

Hãy rèn luyện cho mình thói quen hành động ngay chứ đừng suy nghĩ quá nhiều. Thói quen này sẽ giúp bạn ít trì hoãn hơn, ít có những ý nghĩ tiêu cực hơn do không phải suy nghĩ.

Chình vì vậy, mỗi khi bạn có một công việc hay nhiệm vụ gì đó, hãy đặt ra cho mình một giới hạn thời gian và thực hiện công việc đó ngay lập tức. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, cách này sẽ giúp bạn đỡ bị ngợp và trì hoãn công việc. Bạn sẽ vẫn có thể lo lắng và suy nghĩ nhiều thứ, tuy nhiên hãy tập trung hoàn thành từng bước nhỏ. “Tích tiểu thành đại”, hãy kiên trì và bạn sẽ làm được thôi!

2.7. Mục đích sống của bạn là gì? Hãy bắt đầu thực hiện nó ngay thôi!

Và đáp án cuối cùng cho câu hỏi: Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là bạn hãy xác định mục đích sống của mình và lên kế hoạch thực hiện nó.

Một thống kê cho thấy có tới hơn 50% những người suy nghĩ quá nhiều là do họ có thời gian rảnh mà không biết làm gì có ích. Thay vì biến mình thành như vậy, tại sao bạn không hành động ngay theo những gì bản thân mình mong muốn đi?

Hãy tự nhận thức chính bản thân mình để tìm ra mục đích sống, lên kế hoạch nó, chia nhỏ và giới hạn thời gian thực hiện. Sau đó hãy tạm ngừng suy nghĩ và hành động ngay từng bước nhỏ. Hãy tập trung thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra và đừng suy nghĩ quá nhiều, chắc chắn bạn sẽ thành công!

Mục đích sống của bạn là gì

Mục đích sống của bạn là gì?

Cuộc sống mặc dù nhiều khó khăn cùng bộn bề lo toan nhưng nó vẫn luôn tươi đẹp. Được sống trên thế gian này đó là một điều hạnh phúc, hãy cảm nhận cuộc sống. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều. Hãy suy nghĩ “thoáng” hơn, bạn sẽ nhận ra cuộc sống này có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa khám phá tới. Hãy tận hưởng niềm vui của ngày hôm nay, của từng khoảng khắc trong hiện tại, để mình được sống một cách trọn vẹn nhất!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.