Tin tức

Góc giải đáp: Chỉ số Creatinin thấp là do những nguyên nhân nào?

Ngày 29/04/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm Creatinin máu là một trong những loại xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng hoạt động của thận và một số bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này và những nguyên nhân dẫn đến chỉ số Creatinin thấp hơn bình thường. 

1. Xét nghiệm Creatinin là gì?

1.1. Chỉ số Creatinin là gì?

Creatinin được đào thải qua thận. Do đó, nó có thể phản ánh được chức năng hoạt động của thận. Xét nghiệm định lượng creatinin giúp nhận biết chính xác về định lượng creatinin trong huyết thanh, đồng thời tính toán độ lọc cầu thận GFR, từ đó đánh giá chức năng hoạt động của thận.

Creatinin được đào thải qua thận

Creatinin được đào thải qua thận

Cơ thể sản xuất Creatinin ở mức ổn định, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra nồng độ creatinin qua xét nghiệm máu định kỳ. Do những triệu chứng của bệnh không rõ ràng, nên những bệnh nhân mắc thận mạn tính rất khó để nhận ra những thay đổi bất thường của cơ thể. Phương pháp nhanh nhất và chính xác nhất để chẩn đoán bệnh chính là thực hiện xét nghiệm creatinin trong máu. Kết quả chỉ số Creatinin không những phản ánh được độ lọc cầu thận, các bệnh lý liên quan đến thận mà còn là cơ sở để chẩn một số bệnh lý khác.

1.2. Xét nghiệm Creatinin được chỉ định trong những trường hợp nào?

Đây là một xét nghiệm quan trọng được chỉ định trong những trường hợp sau:

- Kiểm tra chức năng thận.

- Đánh giá mức độ bệnh.

- Theo dõi, đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số loại thuốc được xác định là có nguy cơ gây tổn thương cho thận của người sử dụng.

- Kiểm tra tình trạng sức khỏe người bệnh bị mất nước.

- Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm Creatinin, nếu bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng sau: Người mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, chán ăn và hay mất ngủ, sưng phù mặt hoặc vùng quang mắt, đùi, mắt cá chân, nước tiểu có bọt, đục, có màu cà phê hoặc lẫn máu, lượng nước tiểu giảm, đi tiểu đêm nhiều lần, nóng rát khi tiểu, đau vùng hông lưng, tăng huyết áp.

Chỉ số Creatinin giúp đánh giá chức năng thận

Chỉ số Creatinin giúp đánh giá chức năng thận

- Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định có cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm creatinin máu thường xuyên hay không, chẳng hạn như:

+ Người bị đái tháo đường sẽ cần thực hiện xét nghiệm này ít nhất 1 lần/năm.

+ Những trường hợp mắc bệnh lý về thận thì cần thực hiện xét nghiệm creatinin thường xuyên hơn.

+ Những người đang từng trải qua cấy ghép thận cũng cần được thực hiện xét nghiệm thường xuyên để theo dõi chức năng thận.

1.3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, cần lưu ý những điều sau:

- Không nên tập thể dục, vận động cường độ mạnh trong vòng 48 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.

- Không ăn quá 225g thịt, nhất là thịt bò trong khoảng 24 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.

- Cần uống đủ nước để phục vụ lấy mẫu nước tiểu, không nên uống cà phê hoặc trà trước khi thực hiện xét nghiệm.

- Về lấy mẫu xét nghiệm:

+ Lấy mẫu máu: Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm cho bệnh nhân.

+ Lấy mẫu nước tiểu: Nên thực hiện lấy vào buổi sáng và bệnh nhân sẽ cần thu thập lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ. Ghi chú lại thời gian đi tiểu. Hộp đựng nước tiểu cần được bảo quản với nhiệt độ thấp.

1.4. Chỉ số Creatinin bao nhiêu là bình thường?

- Đối với người trường thành:

+ Chỉ số Creatinin ở nam giới là 0.74 – 1.35 mg/dL tức 62-115 mmol/L.

+ Chỉ số Creatinin ở nữ giới là 0.59 – 1.04 mg/dL tức 53-97 mmol/L.

+ Người cao tuổi: Khi giảm khối lượng cơ thể thì chỉ số này cũng giảm theo.

- Ở lứa tuổi vị thành niên, chỉ số Creatinin cần đạt 0.5-1.0 mg/dL.

- Ở trẻ em, chỉ số Creatinin cần đạt 0.3-0.7 mg/dL

- Đối với trẻ nhỏ chỉ số Creatinin bình thường sẽ nằm trong khoảng 0.2-0.4 mg/dL

- Đối với trẻ sơ sinh chỉ số Creatinin bình thường là từ 0.3-1.2 mg/dL.

2. Chỉ số Creatinin thấp là do những nguyên nhân nào?

Chỉ số Creatinin thấp hay cao đều là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp bất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây ra những bất thường này.

  • Nguyên nhân dẫn đến chỉ số Creatinin thấp hơn so với bình thường

+ Khối lượng cơ thấp: Khối lượng cơ bắp thấp chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến Creatinin thấp. Tình trạng này thường gặp ở những người cao tuổi(vì tuổi càng cao thì khối lượng cơ càng giảm dần) hay những trường hợp suy dinh dưỡng dẫn đến khối lượng cơ bắp giảm và một số trường hợp loạn dưỡng cơ hoặc bệnh nhược cơ mạn tính,…

Chỉ số Creatinin thấp là do mang thaiChỉ số Creatinin thấp là do mang thai

+ Trong giai đoạn thai kỳ: Phụ nữ đang trong thời gian mang thai cũng có nhiều thay đổi trong cơ thể. Khi mang thai, lưu lượng máu đến thận sẽ tăng lên và làm tăng sản xuất nước tiểu, do đó lượng Creatinin đào thải ra bên ngoài sẽ nhanh hơn và chỉ số Creatinin trong máu sẽ thấp hơn.

+ Giảm cân không khoa học: Một số trường hợp giảm cân quá nhanh, giảm cân không khoa học, sai phương pháp có thể gây giảm khối lượng cơ và dẫn đến giảm lượng Creatinin trong máu.

+ Một số vấn đề khác cũng cũng có thể dẫn tới chỉ số Creatinin thấp hơn bình thường là do hòa loãng máu, hay hội chứng tiết hormone ADH không phù hợp,...

  • Nguyên nhân dẫn đến chỉ số Creatinin cao hơn so với bình thường

+ Suy thận do nguồn gốc trước thận.

+ Suy thận do nguồn gốc tại thận.

+ Suy thận do nguồn gốc sau thận.

+ Tổn thương cầu thận.

+ Tổn thương ống thận.

+ Một số nguyên nhân khác như tăng hấp thụ protein, tác dụng phụ của thuốc, vận động cường độ mạnh, chấn thương cơ,….

Thăm khám định kỳ để kịp thời xử trí những thay đổi bất thường trong cơ thể

Thăm khám định kỳ để kịp thời xử trí những thay đổi bất thường trong cơ thể

Để điều chỉnh chỉ số Creatinin trong máu về mức bình thường, bạn cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và thể dục khoa học, đồng thời cần thăm khám sức khỏe định kỳ để xử trí kịp thời nếu có bất thường xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín để thực hiện xét nghiệm chỉ số Creatinin trong máu và rất nhiều loại xét nghiệm quan trọng khác. MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Bên cạnh đó, hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, tân tiến của MEDLATEC cũng là một trong những ưu điểm vượt trội, để đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác. Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC không những đạt tiêu chuẩn 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ mà còn là đơn vị y tế đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.

Ngoài ra, MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phù hợp với những khách hàng bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian thăm khám. Nhân viên y tế sẽ đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó kết quả xét nghiệm cũng được trả về tận nơi hoặc khách hàng có thể tra cứu online trên website của bệnh viện.

Để được tư vấn và đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.