Tin tức
Góc giải đáp: Trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không?
- 19/08/2021 | Những răng nào cần điều trị tủy răng và cách chăm sóc răng đúng
- 14/08/2021 | Phương pháp điều trị tình trạng đau do viêm tủy răng
- 19/08/2021 | Tại sao cần phải điều trị tủy răng và quy trình thực hiện
1. Trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không?
Ngoài nguyên nhân phổ biến là do sâu răng thì trẻ em dưới 3 tuổi có thể gặp những tổn thương ở răng như gãy răng, vỡ răng, chảy máu răng,… khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng một cách dễ dàng và gây viêm tủy.
Trẻ bị đau khi viêm tủy răng
Đối với băn khoăn trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không, các bác sĩ nha khoa giải đáp như sau: Việc lấy tủy răng sữa của trẻ trong trường hợp cần thiết sẽ không ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai.
Những trẻ em không cần lấy tủy là những trường hợp vi khuẩn gây hại cho răng mới chỉ xâm nhập và tác động đến phần men răng, ngà răng và chưa có dấu hiệu tấn công tủy răng.
Những trường hợp tủy răng của trẻ đã bị vi khuẩn tấn công. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tùy vào mức độ tổn thương của tủy để đưa ra quyết định diệt tủy răng hay không. Lưu ý, sau khi diệt tủy, các bác sĩ sẽ quyết định chỉ trám hoặc làm thêm mũ sứ bảo vệ răng tùy với những trường hợp cần thiết.
Tùy vào mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ quyết định có lấy tủy răng cho trẻ hay không
Theo các nha sĩ, trong trường hợp chết tủy hoặc sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng do tình trạng viêm tủy thì việc điều trị tủy là vô cùng cần thiết. Lúc này, điều trị lấy tủy răng sẽ giúp trẻ không còn phải chịu đau đớn, từ đó trẻ ăn uống tốt hơn, phát triển tốt hơn, đặc biệt các em sẽ có một hàm răng khỏe đẹp khi thay răng vĩnh viễn.
Những trường hợp trẻ cần được lấy tủy nhưng lại không thực hiện thì tình trạng viêm nhiễm rất dễ có thể lan sang những răng bên cạnh, dần dần sẽ gây tổn thương những mô mềm xung quanh và gây hoại tử. Nhưng sự nghiêm trọng không dừng lại tại đây, chất gây hoại sẽ có thể lây lan, gây viêm những tổ chức liên kết quanh răng, gây viêm xương hàm,… hoặc cũng có thể tích tụ lại gây u hạt, u nang chân răng.
Hơn nữa, nếu tình trạng chết tủy không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ có cơ hội để tấn công cấu trúc răng khiến răng trẻ bị lung lay, gãy sớm và nếu chưa có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng nhai và nói. Đáng lo ngại hơn khi điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai vì khi bị gãy hoặc rụng răng sữa quá sớm thì có thể dẫn tới các răng bên cạnh bị xô lệch, mầm răng vĩnh viễn từ đó cũng sẽ xô lệch theo. Chính vì thế, cha mẹ không nên quá lo sợ hoặc quá chủ quan mà không điều trị sớm cho trẻ.
2. Các phương pháp điều trị tủy răng sữa ở trẻ em
Để điều trị tủy răng cho trẻ, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương để lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị tủy răng phổ biến ở trẻ:
Phương pháp nhổ răng
Răng sữa có đầy đủ các chức năng của răng và tồn tại đến khi trẻ 12 tuổi, sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Không nên nhổ răng sữa quá sớm, tuy nhiên nếu trẻ gặp phải một trong hai trường hợp dưới đây thì cần phải nhổ răng sữa:
Tình trạng răng bị vỡ nghiêm trọng kèm theo viêm nhiễm, trong răng có mủ và có hiện tượng viêm nhiễm trong xương.
Khi thực hiện chụp phim X-quang, kết quả hình ảnh cho thấy răng vĩnh viễn sẽ có thể mọc trong vòng 6 tháng tiếp theo.
Lý do không nên nhổ răng sữa quá sớm vì nó có thể dẫn đến tình trạng thưa răng khi răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên. Điều này khiến quá trình ăn uống của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là hệ tiêu hóa, đồng thời sau này, khi trẻ mọc răng vĩnh viễn cũng có nguy cơ mọc chậm hơn và mọc lệch.
Khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê nên trẻ sẽ không bị đau
Lấy tủy răng
Như đã nói ở phía trên, lấy tủy răng là một lựa chọn cần thiết đối với những trẻ đã bị viêm tủy răng. Trong trường hợp trẻ chỉ bị viêm nhiễm một phần thì các bác sĩ có thể dùng thuốc diệt tủy để diệt hoàn toàn rồi mới lấy tủy.
Khi lấy tủy răng, các bác sĩ sẽ thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Thăm khám để nắm rõ được tình trạng viêm tủy răng của trẻ.
Bước 2: Vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và gây tê tại chỗ cho trẻ.
Bước 3: Đặt đế cao su để ngăn chặn hóa chất - sử dụng khi lấy tủy răng sẽ không bị rơi vào đường tiêu hóa.
Bước 4: Lấy tủy răng
Bước 5: Trám bít răng để lấp đầy buồng tủy trống.
Thông thường, các bậc phụ huynh cũng sẽ lo lắng, sợ con đau vì tủy răng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Nhưng bố mẹ không cần lo lắng quá vì khi lấy tủy các bác sĩ đã tiến hành gây tê cho các con.
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng
Sau khi lấy tủy răng, bố mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh bệnh sâu răng và tình trạng viêm tủy. Đồng thời, cần có thói quen đưa trẻ đi khám răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần.
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc: Trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không. Phụ huynh lưu ý lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để khám và lấy tủy răng ở trẻ em.
Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một địa chỉ gợi ý tuyệt vời cho các bậc phụ huynh. Với trang thiết bị máy móc tối tân, hiện đại cùng với sự chuyên nghiệp, tận tâm, nhẹ nhàng của các bác sĩ nha khoa, chắc chắn trẻ sẽ không sợ hãi khi khám và điều trị những bệnh về răng và cha mẹ cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ. Hãy gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám sớm.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!