Tin tức

Góc giải đáp: Xơ phổi do bệnh phổi cũ có nguy hiểm không?

Ngày 06/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Xơ phổi có thể do môi trường sống ô nhiễm, do thói quen hút thuốc lá, do nhiễm virus, viêm phổi,… Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp xơ phổi là do sẹo bệnh phổi cũ gây nên. Tình trạng này có nguy hiểm không và phải làm sao để điều trị bệnh?

1. Các triệu chứng của bệnh xơ phổi

Xơ phổi là khi các mô phổi bị tổn thương, không còn khả năng đàn hồi, hình thành sẹo. Chính những sẹo phổi này đã khiến cho quá trình hít thở của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Khi mắc bệnh xơ phổi, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: 

Người bệnh xơ phổi mệt mỏi, khó thở

Người bệnh xơ phổi mệt mỏi, khó thở

- Cơ khớp đau nhức. 

- Người bệnh mệt mỏi

- Thường xuyên bị khó thở

- Tụt cân mà không rõ nguyên nhân. 

Trong những triệu chứng nêu trên, khó thở chính là thường gặp nhất. Những cơn khó thở sẽ ngày càng tăng lên khi bệnh nhân phải lao động nặng. Với những trường hợp đã xuất hiện triệu chứng này thì nên hết sức thận trọng. Lúc này, bệnh đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng, những tổn thương ở phổi gần như không thể phục hồi được, cho dù những triệu chứng bệnh có thể giảm. 

Nguy hiểm nhất là dấu hiệu bệnh nhân bị khó thở ngay cả trong khi sinh hoạt thường ngày hoặc khi nghỉ ngơi. Ở mỗi trường hợp bệnh nhân, vì mức độ bệnh khác nhau nên các triệu chứng bệnh cũng khác nhau

2. Xơ phổi do bệnh phổi cũ có nguy hiểm không?

2.1. Các nguyên nhân gây xơ phổi

Hiện nay, nguyên nhân gây xơ phổi vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ xơ phổi có thể được tính đến như: 

- Thói quen hút thuốc lá. 

- Nhiễm trùng đường hô hấp do một số loại virus. 

- Sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí.

Xơ phổi là căn bệnh nguy hiểm

Xơ phổi là căn bệnh nguy hiểm

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc. 

- Trong gia đình có người bị xơ phổi thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn những đối tượng khác. 

- Bị mắc bệnh dạ dày trào ngược thực quản mà không được điều trị bệnh triệt để, bệnh nhân có thể hít phải dịch ở dạ dày trào lên thực quản và làm tăng nguy cơ xơ phổi. 

2.2. Xơ phổi do bệnh phổi cũ có nguy hiểm không?

Trường hợp xơ phổi do bệnh phổi cũ, người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể và người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối. Đây là tình trạng nguy hiểm và không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị là ngăn chặn sẹo phổi lan rộng, điều trị triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. 

2.3. Một số biến chứng của bệnh xơ phổi

Tình trạng xơ phổi sẽ tiến triển theo thời gian. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh triệt để vì những tổn thương ở phổi không thể phục hồi, đồng thời cũng không thể chữa lành được sẹo phổi. 

Bệnh xơ phổi được đánh giá là bệnh nguy hiểm và thường gặp ở những bệnh nhân ở độ tuổi từ 50 đến 70. Tùy vào nhiều yếu tố chẳng hạn như thể trạng, mức độ triệu chứng và tình trạng diễn biến xơ phổi mà tiên lượng bệnh ở mỗi trường hợp cụ thể sẽ khác nhau.  

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh xơ phổi là khiến bệnh nhân khó thở. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra một số biến chứng khác như: 

- Giảm nồng độ oxy trong máu: Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh khó thở mà còn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. 

- Huyết áp động mạch phổi tăng cao: Các mô sẹo ở phổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mao mạch phổi và khiến cho huyết áp động mạch phổi tăng cao. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy tim. 

- Viêm phổi, thuyên tắc phổi và tình trạng suy hô hấp: Những biến chứng này có thể xảy ra vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi lượng oxy trong máu giảm quá thấp có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy hô hấp nghiêm trọng. Người bệnh có thể phải can thiệp thở máy và tăng nguy cơ tử vong.  

3. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Có thể kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị chỉ là làm chậm quá trình lan rộng sẹo phổi và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. 

Điều trị bệnh bằng một số loại thuốc

Điều trị bệnh bằng một số loại thuốc

  • Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, có một số loại thuốc điều trị có thể làm chậm quá trình xơ phổi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban,… Nếu có những triệu chứng bất thường, cần liên hệ sớm với bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời. 

  • Phương pháp trị liệu oxy

Với những trường hợp lượng oxy bị giảm sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nhiều cơ quan, nhất là não. 

Phương pháp trị liệu oxy tuy có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện triệu chứng nhưng chỉ mang tính tạm thời và không có tác dụng ngăn chặn hay phục hồi tổn thương. 

  • Phục hồi chức năng phổi

Tuy rằng tình trạng xơ hóa phổi sẽ không có biện pháp nào để phục hồi. Tuy nhiên, nếu một số bài tập phục hồi chức năng cũng có thể mang đến tác dụng nhất định. Có thể giảm triệu chứng, cải thiện khả năng chịu đựng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh,…

  • Ghép phổi

Đây là phương pháp có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Dù được ghép phổi phù hợp, bệnh nhân cũng có nguy cơ với một số biến chứng như nhiễm trùng, thải ghép. Do đó, sau ghép phổi, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên. 

Thường xuyên đi khám phổi để được theo dõi và điều trị bệnh

Thường xuyên đi khám phổi để được theo dõi và điều trị bệnh

  • Thực hiện lối sống lành mạnh

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh để ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh: 

 + Ngừng hút thuốc lá để tránh khiến phổi tổn thương thêm. 

+ Lựa chọn những bài tập phù hợp.

+ Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. 

+ Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. 

Để được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe phổi, bạn hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.