Tin tức

Góc tư vấn: Bà bầu ăn như thế nào là đủ chất?

Ngày 26/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, do không bổ sung dinh dưỡng đúng cách nên nhiều mẹ bầu bị thiếu chất hoặc tăng cân quá nhiều,… dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu ăn như thế nào là đủ chất?

1. Bà bầu ăn như thế nào là đủ chất trong quá trình mang thai?

1.1. Bà bầu ăn như thế nào là đủ chất

Bà bầu ăn như thế nào là đủ chất”- chính là vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hãy ăn đa dạng thực phẩm, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và luôn vui vẻ, thoải mái để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và cũng nên kiểm soát cân nặng của mình. 

Trung bình, mẹ bầu nên tăng từ 9 đến 12kg trong suốt thời gian mang thai. Ở những mẹ bầu mang đa thai, chế độ dinh dưỡng cũng như chỉ số tăng cân cũng có thể cao hơn. Những trường hợp này, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như tốc độ tăng cân. 

Khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung cân đối các nhóm dưỡng chất thiết yếu, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ,… tránh việc bổ sung quá ít dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai hoặc bổ sung quá nhiều dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức ở bà bầu. 

Nên bổ sung axit folic khi mang thai để phòng ngừa dị tật thai nhi

Nên bổ sung axit folic khi mang thai để phòng ngừa dị tật thai nhi

Một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong giai đoạn mang thai:  

- Axit folic: Rất cần thiết và quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic bằng thực phẩm ăn hàng ngày như bông cải xanh, sữa, các loại ngũ cốc, rau chân vịt,… hoặc bổ sung bằng viên uống có chứa axit folic theo khuyến cáo của bác sĩ. 

- Canxi: Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, đặc biệt cần thiết với việc hình thành khung xương của thai nhi và còn giúp hệ tuần hoàn, cơ bắp, thần kinh của mẹ và thai nhi hoạt động khỏe mạnh. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1.200 đến 1.500mg canxi mỗi ngày. Có thể bổ sung canxi bằng thực phẩm như sữa, các loại ngũ cốc,… hoặc bổ sung bằng viên uống.  

Bổ sung canxi để đảm bảo sự hình thành phát triển hệ thống xương của thai nhi

Bổ sung canxi để đảm bảo sự hình thành phát triển hệ thống xương của thai nhi

- Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Theo một số nghiên cứu, thiếu vitamin D còn làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D từ sữa, nước cam, cá hồi,… và tắm nắng sớm cũng chính là cách bổ sung vitamin D hiệu quả. 

- Protein: Đây là loại dưỡng chất vô cùng cần thiết với mẹ và thai nhi trong việc phát triển não bộ của thai nhi và hỗ trợ mô vú và tử cung đối với mẹ bầu. Những thực phẩm có chứa nhiều protein như các loại thịt, trứng, các loại đậu,…

- Sắt: Cung cấp đầy đủ chất sắt để giúp mẹ bầu tăng lưu lượng máu nuôi thai và bù lượng máu mất trong lúc sinh. Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt sắt là các loại thịt đỏ, rau muống, trứng, củ dền,… bên cạnh đó mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. 

1.2. Bà bầu ăn như thế nào là đủ chất trong từng giai đoạn mang thai

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu:

Giai đoạn này mẹ bầu thường bị ốm nghén, thường xuyên khó chịu, mệt mỏi trong người, thậm chí buồn nôn khi thấy thức ăn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của thai nhi nên mẹ bầu không nên bỏ bữa để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung DHA, axit folic theo chỉ định của bác sĩ. 

Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi dùng thuốc. Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe ở thai nhi, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi,… Tốt nhất mẹ nên tiêm phòng trước và trong khi mang thai và tránh đến những nơi đông người. 

Dinh dưỡng trong 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn mẹ bầu không còn bị ốm nghén, ăn uống ngon miệng hơn và đây cũng là giai đoạn thai nhi cần phát triển mạnh về khung xương và não bộ, các cơ quan của bé cũng dần được hoàn thiện. Vì thế mẹ bầu nên tăng cường bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn này. 

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối 

Giai đoạn này thai nhi sẽ “bứt phá” về cân nặng vì thế mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất, tăng khẩu phần ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lưu ý, mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng táo bón, đầy bụng trong giai đoạn này vì thế nên bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn mỗi ngày. 

2. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bà bầu

Ngoài thắc mắc bà bầu ăn như thế nào là đủ chất, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến những vấn đề sau trong quá trình bổ sung dinh dưỡng khi mang thai: 

Mẹ bầu không nên uống rượu bia

Mẹ bầu không nên uống rượu bia

- Mẹ bầu nên không nên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, và các loại chất kích thích khác. 

- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm khó tiêu. 

- Không nên ăn những thực phẩm chưa được rửa sạch, chưa được nấu chín. 

- Không nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. 

- Không nên nhịn ăn khi ốm nghén: Vì nếu mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì sẽ khiến cơ thể mẹ bị suy kiệt, đồng thời thai nhi sẽ chậm phát triển hơn. Mẹ có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ăn đa dạng thực phẩm hoặc thường xuyên thay đổi cách chế biến,…

Mẹ bầu tránh ăn quá nhiều để dẫn đến tăng cân quá mức

Mẹ bầu tránh ăn quá nhiều để dẫn đến tăng cân quá mức

- Không nên ăn gấp đôi nhu cầu năng lượng: Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ mang thai là ăn cho hai người vì thế họ luôn cố gắng ăn thật nhiều các món bổ dưỡng, ăn gấp đôi nhu cầu của cơ thể. Từ suy nghĩ và thói quen này dẫn đến mẹ bầu bị tăng cân quá mức dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch,… và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa tăng cân quá mức cũng khiến thai nhi to quá mức, việc chuyển dạ sẽ khó khăn hơn đồng thời mẹ bầu sẽ khó khăn hơn trong việc giảm cân sau sinh. 

Để hiểu hơn về vấn đề dinh dưỡng khi mang thai, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.