Tin tức
Góc tư vấn: bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
- 21/12/2020 | Bệnh cường giáp có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả
- 17/12/2020 | Bệnh cường giáp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?
- 21/12/2020 | Bác sĩ giải đáp: bệnh cường giáp có thai được không?
1. Biểu hiện của bệnh cường giáp
bệnh cường giáp gây triệu chứng toàn thân mới hoạt động của tuyến giáp tác động đến sự chuyển hóa trong cơ thể, liên quan đến nhiều hệ cơ quan như tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, não bộ,…
Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức
Trong đó, bệnh cường giáp biểu hiện rõ nhất qua những triệu chứng sau:
Giảm sút cân
Chuyển hóa quá mức ở người bệnh cường giáp khiến họ không thể tăng cân, thậm chí sụt nhiều cân trong thời gian ngắn dù chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc tăng cường. Cần điều trị bệnh để khắc phục tình trạng này.
Nhịp tim nhanh
Khi hormone tuyến giáp tiết quá mức, tim là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên. Lúc này, bệnh nhân gặp tình trạng tim đập nhanh, tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực. Đo nhịp tim đạt hơn 100 nhịp mỗi phút. Tình trạng này khiến bệnh nhân luôn cảm thấy bồn chồn lo lắng, khó thở.
Vấn đề tiêu hóa
Khi bệnh cường giáp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bệnh nhân cường giáp thường bị rối loạn tiêu hóa, có thể tiêu chảy.
Phì đại tuyến giáp
Giống như bị bướu cổ, tuyến giáp tăng kích thước khiến cổ họng người bệnh sưng to. Đôi khi còn nghe thấy tiếng thổi mạnh trong tuyến giáp.
Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Kém vận động
Quá trình chuyển hóa quá mức do tăng hormon T3, T4 tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ bắp. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy yếu sức, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc.
Stress, căng thẳng tinh thần
Bệnh nhân thường gặp phải những cơn kích động, khó chịu quá mức không rõ nguyên nhân. Người bệnh cũng dễ bị stress, trầm cảm, lo âu, ngủ không ngon giấc, tinh thần căng thẳng,…
Rối loạn nội tiết
Triệu chứng này thường gặp ở nữ giới, khi mắc bệnh cường giáp họ có thể bị rối loạn kinh bất thường.
Thân nhiệt cao
Bệnh nhân cường giáp bị tăng nhạy cảm với nhiệt độ, thân nhiệt của họ luôn cao hơn mức thông thường do nhiệt lượng từ quá trình chuyển hóa tạo ra. Vì thế nếu kết hợp với nhiệt độ môi trường cao, họ dễ bị nóng sốt, mệt mỏi hơn.
2. Bác sĩ trả lời: bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh cường giáp là dạng bệnh rối loạn tự miễn, vì thế nếu bạn thắc mắc bệnh cường giáp có chữa khỏi được không thì câu trả lời là bệnh sẽ không thể tự khỏi nếu không điều trị. Cần điều trị duy trì trong thời gian dài để đưa tuyến giáp về trạng thái hoạt động bình thường, ngoài ra cần dự phòng biến chứng bệnh nếu có.
Hiện nay, điều trị bệnh cường giáp có 3 phương pháp chính là: điều trị nội khoa bằng thuốc, điều trị bằng phóng xạ và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Phương pháp điều trị nội khoa luôn được ưu tiên hàng đầu, nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị hoặc tình trạng bệnh nặng sẽ xem xét đến 2 phương pháp điều trị còn lại.
Hầu hết các trường hợp bệnh cường giáp có bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc kích thước tuyến giáp bình thường điều trị bằng nội khoa liên tục trong thời gian từ 18 - 24 tháng thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Thuốc kháng giáp giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị này, ngoài ra còn thuốc tim mạch, thuốc chẹn beta để điều trị triệu chứng, ngừa biến chứng.
Bệnh nhân cường giáp mà tuyến giáp tăng kích thước hoặc bướu giáp nhân độ 2 - độ 3 thì thường cần kết hợp phẫu thuật và điều trị phóng xạ với điều trị nội khoa giảm triệu chứng (tim đập bình thường, hết run tay, lên cân, mạch bình thường). Ngoài ra, một số đối tượng khác sẽ được chỉ định phẫu thuật như: tái phát bệnh nhiều lần, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú,… Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt gần như hoàn toàn tuyến giáp, chỉ để lại 2 - 3g mỗi thùy.
Như vậy bệnh cường giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi đã khỏi bệnh, kích thước tuyến giáp sẽ không tăng nữa, hormone tuyến giáp tiết bình thường, triệu chứng bệnh cũng suy giảm và biến mất.
Tuy nhiên sau điều trị, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục thăm khám khác sĩ 3 tháng / 1 lần trong năm đầu tiên và 1 năm / lần duy trì trong những năm tiếp theo để phòng ngừa tái phát. Khi bệnh tái phát, có thể điều trị lại với thuốc kháng giáp hoặc điều trị phóng xạ.
Bệnh cường giáp có thể tái phát sau điều trị
3. Bệnh nhân cường giáp có bị vô sinh không?
Hormon tuyến giáp cũng liên quan đến hoạt động của cơ quan sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, vì thế nhiều bệnh nhân lo lắng chức năng sinh sản của mình có thể bị ảnh hưởng. Nếu điều trị ổn định, bệnh nhân cường giáp vẫn có thể sinh con. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị bệnh sớm, một trong những biến chứng có thể gặp phải là chức năng sinh lý bị suy giảm, gây khó khăn trong việc sinh con.
3.1. Với nữ giới
Phụ nữ độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cường giáp cao hơn nam giới, hơn nữa bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai phụ, sự phát triển của thai nhi. Vì thế nếu đang mắc bệnh, chị em nên điều trị khỏi hoàn toàn mới mang thai, tránh rủi ro cho thai như: sinh non, sảy thai, bệnh tim mạch bẩm sinh,…
Nếu đã mang thai, hãy thông báo và điều trị với chuyên gia nội tiết, khi theo dõi, điều trị bệnh tích cực, đứa trẻ vẫn có sức khỏe tốt.
3.2. Với nam giới
Nam giới khi mắc bệnh cường giáp thường bị suy giảm ham muốn tinh dục, nhiều trường hợp nặng hơn còn bị yếu sinh lý. Nếu điều trị sớm và tích cực, bệnh nhân sẽ phục hồi trở lại khả năng tình dục và sinh sản.
Bệnh nhân cường giáp nam có thể vô sinh, hiếm muộn
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên, vì là bệnh rối loạn tự miễn nên việc kiên trì điều trị và thường xuyên thăm khám sau điều trị để phòng ngừa tái phát rất cần thiết. Hãy liên hệ với chuyên gia Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn thêm về căn bệnh này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!