Tin tức
Gợi ý cách điều trị bệnh trĩ an toàn
- 05/12/2021 | Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ ngoại?
- 28/08/2021 | Những phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại thường được áp dụng
- 28/08/2021 | Bác sĩ chỉ ra 6 dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại điển hình
- 13/08/2021 | Hỏi đáp: Mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại nhà?
1. Tìm hiểu chung về bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ ngoại là tình trạng khá phổ biến hiện nay, trong đó dân công sở là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Khi mắc bệnh, tĩnh mạch nằm bên dưới đường lược trở nên căng hơn so với bình thường, đồng thời búi trĩ bắt đầu hình thành với kích thước khác nhau. Búi trĩ ngoại thường tạo cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh và gây sưng tấy khá nghiêm trọng. Đó cũng là lý do vì sao cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân trĩ ngoại chịu nhiều ảnh hưởng.
Bệnh trĩ ngoại gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân
So với tình trạng trĩ nội, chúng ta dễ dàng phát hiện các dấu hiệu khi mắc bệnh trĩ ngoại, bởi vì búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Nếu không điều trị bệnh trĩ ngoại sớm, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều biến chứng xấu, ví dụ như viêm nhiễm,…
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước của búi trĩ để đánh giá tình trạng của từng bệnh nhân. Ngay từ khi búi trĩ còn nhỏ, nếu bạn điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ được kiểm soát tốt nhất.
2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại
Chắc hẳn nhiều người thắc mắc không biết đối tượng nào dễ bị bệnh trĩ ngoại nhất? Trên thực tế, căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào nếu bạn có những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, không biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Trong đó, tỷ lệ nhân viên văn phòng mắc bệnh tương đối cao, bởi vì họ phải ngồi làm việc liên tục trong 8 tiếng đồng hồ, ít có thời gian vận động.
Các bác sĩ cũng cho biết phụ nữ mang thai, người thường xuyên bị táo bón rất dễ mắc bệnh trĩ, nguyên nhân là do hệ tĩnh mạch trực tràng chịu áp lực lớn trong một khoảng thời gian dài. Hậu quả là hệ tĩnh mạch có dấu hiệu tụ máu hoặc viêm nhiễm nặng nề. Nếu thuộc một trong những đối tượng kể trên, mọi người nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, chúng ta nên chủ động đi khám tại các cơ sở y tế uy tín và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trĩ ngoại do bác sĩ đưa ra. Các triệu chứng mọi người nên cảnh giác đó là: đi đại tiện có lẫn máu hoặc dịch nhầy, cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Đặc biệt, bệnh nhân trĩ ngoại thường phát hiện khối thịt thừa tại khu vực cửa hậu môn. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất mà mọi người không thể bỏ qua.
3. Bệnh trĩ ngoại ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Trên thực tế, bệnh nhân nên đi điều trị bệnh trĩ ngoại để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tình hình sức khỏe. Nếu chủ quan, bỏ qua việc theo dõi, chữa trị bệnh, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù căn bệnh này không đe dọa tới tính mạng nhưng sức khỏe của người bệnh chắc chắn bị suy giảm.
Một vài biến chứng thường gặp của bệnh nhân trĩ ngoại là: rối loạn chức năng hậu môn, búi trĩ bị sa nghẹt nghiêm trọng hoặc apxe hậu môn. Khi gặp phải những vấn đề kể trên, chúng ta cần được đi cấp cứu kịp thời, tránh diễn biến xấu của bệnh.
Nguy hiểm hơn, một số bạn do không tích cực điều trị đã phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng máu, thậm chí là mắc bệnh ung thư trực tràng. Lúc này, quá trình điều trị trở nên phức tạp và tốn rất nhiều thời gian mà vẫn không thể giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn.
Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều biến chứng xấu
4. Gợi ý cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Trước những biến chứng nghiêm trọng kể trên, mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của việc điều trị bệnh trĩ ngoại. Để biết được phương pháp điều trị nào phù hợp với mình, trước tiên bạn cần thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra. Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện nội soi trực tràng, đại tràng để đánh giá mức độ bệnh. Dựa vào kết quả này, bác sĩ bắt đầu xây dựng phác đồ chữa trị thích hợp nhất.
4.1. Điều trị bằng thuốc
Đối với búi trĩ kích thước nhỏ, mới phát triển, cách điều trị hiệu quả nhất đó là dùng thuốc tây, nhờ vậy bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh, sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn. Ngày nay, các loại thuốc hỗ trợ điều trị trĩ ngoại khá đa dạng và đem lại hiệu quả rõ rệt, trong đó có thể kể đến nhóm thuốc giảm đau dành cho bệnh nhân trĩ, các loại thuốc bôi, kem giảm ngứa, hạn chế viêm nhiễm…
Thông thường, bệnh nhân sẽ sử dụng trực tiếp thuốc bôi, kem lên búi trĩ nhằm kiểm soát cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa nguy cơ kích ứng. Mọi người có thể tham khảo các loại thuốc bôi thường dùng trong điều trị bệnh trĩ ngoại, đó là: Rectostop hoặc Titanoreine,…
Đa số bệnh nhân được chỉ định điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc
Đối với thuốc giảm đau, hai loại được dùng phổ biến đó là Ibuprofen và Acetaminophen. Sau khi sử dụng, bệnh nhân sẽ thấy tình trạng sưng đau cải thiện đáng kể. Ngoài hai loại thuốc kể trên, chúng ta cũng nên tham khảo vào sử dụng thêm một số loại như: thuốc chống táo bón, làm mềm phân… Nhờ vậy, tình trạng trĩ ngoại sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một lưu ý nhỏ khi điều trị bằng thuốc, đặc biệt với nhóm thuốc giảm đau là bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, mọi người nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời theo dõi những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị. Tốt nhất, với loại thuốc gây ảnh hưởng không có lợi đối với sức khỏe, chúng ta chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, dưới sự chỉ định của bác sĩ.
4.2. Phẫu thuật cho bệnh nhân trĩ ngoại
Sau một thời gian sử dụng thuốc mà tình trạng vẫn không được cải thiện, bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy vào tình trạng của từng người, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi phẫu thuật có gây mê hoặc không gây mê.
Nếu búi trĩ có kích thước lớn, bạn cần thực hiện phẫu thuật có gây mê
Trên thực tế, phẫu thuật không gây mê tương đối đơn giản, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật để loại bỏ búi trĩ hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Một số thủ thuật thường được sử dụng như: tiêm xơ búi trĩ, áp dụng phương pháp HCPT hoặc tiến hành thắt động mạch trĩ,… Trong đó, phương pháp HCPT làm mạch máu chuyển tới búi trĩ bị thắt nút, đông lại, nhờ vậy việc loại bỏ búi trĩ ngoại dễ dàng thực hiện hơn. Hai thủ thuật còn lại cũng nhằm mục đích ngăn dòng chảy của mạch máu từ bên ngoài tới nuôi dưỡng búi trĩ.
Nếu muốn điều trị dứt điểm bệnh trĩ ngoại, các tốt nhất là phẫu thuật có gây mê. Thông thường, khi búi trĩ của bệnh nhân phát triển với kích thước quá lớn, họ sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này.
Nhìn chung, bệnh trĩ ngoại không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, song chúng ta vẫn cần theo dõi tất cả các triệu chứng và đi khám định kỳ. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh trĩ ngoại phù hợp và hiệu quả nhất.
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC tự hào là một trong số rất ít cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội đang thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh trĩ. Trong đó phương pháp Longo hiện đang mang tới sự hài lòng tuyệt vời cho nhiều khách hàng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ Chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, tận tâm.
Khoa Ngoại tổng hợp, BVĐK MEDLATEC sở hữu hệ thống phòng mổ vô khuẩn khang trang cùng đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo các ca mổ được diễn ra an toàn và thuận lợi nhất. Đồng thời, hàng trăm điều dưỡng viên được đào tạo chuyên nghiệp mang tới dịch vụ chăm sóc hậu phẫu chu đáo, tận tình cùng với sự riêng tư cho từng khách hàng.
Đặc biệt, máy cắt trĩ Longo tại MEDLATEC được nhập khẩu từ Mỹ và Anh, mỗi máy mới chỉ sử dụng 1 lần duy nhất cho 1 khách hàng, từ đó đảm bảo độ chính xác và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Để biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!