Tin tức
Hạ canxi máu là gì và cần làm gì khi bị hạ canxi máu?
- 05/08/2021 | Hướng dẫn sử dụng các thực phẩm giàu canxi đúng cách
- 30/06/2021 | Tăng canxi huyết trong bệnh ung thư - 3 nguyên nhân điển hình nhất
- 02/08/2021 | Bị gãy xương bổ sung nhiều canxi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
1. Hạ canxi máu là tình trạng gì?
Hạ canxi máu là tình trạng gặp phải ở những người cơ thể thiếu hụt canxi do thiếu hấp thu hoặc bổ sung thiếu.
Canxi có vai trò quan trọng với hoạt động sống của con người
Những đối tượng sau thường bị thiếu hụt canxi và có nguy cơ bị hạ canxi máu cấp tính:
-
Thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, dùng nhiều thuốc lợi tiểu hoặc mắc hội chứng giảm hấp thu mãn tính dẫn đến kém hấp thu canxi.
-
Người bị tăng phosphat máu, giảm albumin máu, sử dụng kháng sinh nhóm aminosid,…
-
Người bị rối loạn nội tiết: tăng tiết calcitonin, suy tuyến cận giáp trạng,…
Canxi tham gia vào rất nhiều quá trình và hoạt động sống của cơ thể, điển hình là vai trò dẫn truyền thần kinh, hoạt động co cơ, giải phóng hormone và đông máu. Vì thế, thiếu hụt canxi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tùy theo mức độ thiếu hụt mà sức khỏe sẽ bị đe dọa khác nhau.
Tình trạng hạ canxi máu cấp tính xảy ra đi kèm với một loạt vấn đề sức khỏe có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh hoặc gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hạ canxi máu ảnh hưởng đến hoạt động co cơ của chân
2. Bác sĩ tư vấn: Làm gì khi bị hạ canxi máu?
Để cấp cứu thành công bệnh nhân hạ canxi máu, cần nhận biết chính xác dấu hiệu và xử lý các bước chính xác theo hướng dẫn như sau:
2.1. Nhận biết bệnh nhân hạ canxi máu
Triệu chứng hạ canxi máu khá đặc trưng:
Triệu chứng khởi đầu
Ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng tê môi, lưỡi và các đầu ngón tay, ngón chân nên không thể cử động để nói chuyện hay hoạt động tay chân bình thường được. Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng co thắt các cơ của tay, còn gọi là hiện tượng “bàn tay đỡ đẻ” khiến các ngón tay không xòe ra được. Nếu tình trạng co thắt này xảy ra ở chân sẽ gây ra hiện tượng ‘dầu bàn đạp”, bàn chân duỗi ra như trong tư thế đạp xe.
Triệu chứng tiến triển
Sau triệu chứng ở tay chân, hạ canxi máu sẽ gây co thắt các vùng cơ mặt và cơ toàn thân gây đau đớn nghiêm trọng. Nếu các cơ hô hấp bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bị khó thở, nặng hơn là tình trạng co giật toàn thân hoặc khu trú.
Triệu chứng hạ canxi máu xảy ra sau kích thích
Ở người bị hạ canxi tiềm tàng, tình trạng hạ canxi máu thường xảy ra khi có kích thích quá mức như cãi nhau, buồn bã, mệt mỏi, cảm sốt, tức giận, căng thẳng,…
Hạ canxi máu thường gặp khi có yếu tố kích thích quá mức
Khi gặp các triệu chứng này, nhất là ở người có tiền sử hạ canxi máu thì cần thực hiện sơ cứu càng sớm càng tốt.
2.2. Sơ cứu bệnh nhân hạ canxi máu
Sơ cứu đúng và sớm sẽ giúp bệnh nhân hạ canxi máu hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng sức khỏe. Thực hiện sơ cứu như sau:
-
Đỡ người bệnh, để bệnh nhân giữ bình tĩnh, dưa vào nơi thoáng mát để nghỉ ngơi và ổn định tâm trạng.
-
Vỗ nhẹ vào hai bên má người bệnh để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo, tránh ngất lịm. Nếu bệnh nhân đã ngất, cần giữ ấn huyệt nhân trung (huyệt nằm giữa mũi và miệng) để người bệnh tỉnh lại.
-
Bổ sung canxi cho bệnh nhân bằng dạng sủi, nên kiểm tra đồ đạc của người bệnh vì người hạ canxi thường cần bổ sung canxi hàng ngày. Pha viên canxi sủi vào cốc nước, đợi thuốc tan hết rồi đưa bệnh nhân uống, trong trường hợp xuất hiện tình trạng cứng hàm, cần dùng thìa bón vào miệng người bệnh. Nếu bệnh nhân ở tình trạng lơ mơ, vỗ vào hai bên má để người bệnh tỉnh lại và cho uống thuốc.
Nếu không được bổ sung canxi kịp thời, bệnh nhân hạ canxi máu có thể nguy hiểm đến tính mạng do cơ co thắt không được kiểm soát. Nếu người bệnh không mang theo thuốc hoặc viên uống sủi bổ sung canxi, cần liên hệ và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng của người bệnh để chuẩn bị và bổ sung canxi sớm nhất có thể.
Bổ sung canxi dạng sủi cho bệnh nhân hạ canxi máu
3. Cách phòng ngừa hạ canxi máu
Với những bệnh nhân thiếu hụt canxi, nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc chế độ ăn nghèo nàn, cần điều trị bằng việc bổ sung canxi. Điều trị thiếu canxi không khó, chủ yếu là bổ sung canxi bằng thực phẩm hỗ trợ và thực phẩm tự nhiên, song các chuyên gia khuyến cáo không nên tự mua thuốc bổ sung.
Bác sĩ cần chẩn đoán tình trạng sức khỏe cũng như mức độ thiếu hụt canxi để bổ sung phù hợp. Các loại canxi bổ sung thường được đề nghị gồm canxi citrate, canxi carbonate hay canxi photphat. Cùng với đó, cần bổ sung canxi bằng các thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày như: sữa tươi, sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác, rau xanh có màu đậm, ngũ cốc, cá hồi, nước cam, trứng,…
Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (ánh sáng trước 9h sáng là tốt nhất) sẽ giúp bổ sung Vitamin D cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa hạ canxi máu. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thức uống có cồn sẽ cản trở cơ thể hấp thu canxi cũng cần hạn chế.
Bổ sung canxi ngăn ngừa hạ canxi máu
Ở những bệnh nhân bị hạ canxi tiềm tàng, bên cạnh điều trị và bổ sung canxi tích cực, nên tránh các kích thích từ bên ngoài vì có thể khởi phát cơn hạ canxi máu cấp tính rất nguy hiểm. Người thân của bệnh nhân cũng cần tìm hiểu về bệnh để sơ cứu tốt khi người bệnh có dấu hiệu hạ canxi máu, điều này rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm về làm gì khi bị hạ canxi máu, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!