Tin tức
Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào? Phương pháp phòng ngừa ra sao?
- 31/08/2021 | Tăng canxi máu ở bệnh nhân ung thư là gì, nguyên nhân do đâu?
- 29/07/2014 | Các bước sơ cứu khẩn cấp khi bạn bị hạ canxi máu
- 07/09/2013 | Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh
- 07/08/2021 | Hạ canxi máu là gì và cần làm gì khi bị hạ canxi máu?
1. Hạ canxi trong máu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
1.1. Hạ canxi trong máu là gì?
Trong cơ thể chúng ta, canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp cần thiết để phát triển, duy trì hệ thống xương khớp mà còn góp phần quan trọng trong quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, chức năng tế bào và sự co cơ.
Hạ canxi máu khiến người bệnh bị tê lòng bàn tay
Chỉ số canxi trong máu được cho là bình thường khi nó đạt giá trị từ 8,8 - 10,4 mg/dL.
Nếu lượng canxi trong máu thấp hơn chỉ số này 8,8 mg/dL, đồng thời protein huyết tương bình thường và nồng độ ion canxi hóa thấp hơn 4,7 mg/dL thì được cho là tình trạng hạ canxi trong máu.
Để duy trì một lượng canxi ổn định trong máu, cơ thể chúng ta thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:
-
Bổ sung canxi cho cơ thể thông qua đường ăn uống, nhất là những thực phẩm có chứa nhiều canxi.
-
Mức độ hấp thụ canxi của cơ thể.
-
Quá trình bài tiết canxi tại thận.
Mỗi ngày cơ thể của một người trưởng thành cần khoảng 1.000mg canxi. Trong đó, ruột chỉ hấp thụ khoảng 200 đến 400 mg canxi. Số lượng còn lại sẽ được bài tiết qua thận, đào thải qua dịch tiêu hóa và đào thải ra bên ngoài cơ thể cùng phân.
1.2. Nguyên nhân gây hạ canxi
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu:
Cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi: Khi bạn không cung cấp canxi đầy đủ cho cơ thể thì rất dễ dẫn đến tình trạng tụt canxi trong máu. Đặc biệt một số trường hợp như trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì việc bổ sung canxi lại càng trở nên cần thiết. Những trường hợp này nếu không được cung cấp đầy đủ cũng rất dễ dẫn đến tụt canxi.
Hạ canxi máu thường gặp ở phụ nữ có thai
Thiếu vitamin D: Vitamin D là nhóm vitamin giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Trong trường hợp thiếu vitamin D thì khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ giảm và từ đó lượng canxi trong máu cũng sẽ có nguy cơ giảm theo. Những người dễ bị thiếu vitamin D là những người ít bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và ít hoặc thậm chí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - Đây chính là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi.
Suy tuyến cận giáp: Đối với những người mắc bệnh về tuyến giáp, đặc biệt là bệnh suy tuyến cận giáp, nội tiết tố PTH trong cơ thể họ thường bị giảm và đồng thời khiến cho lượng canxi trong máu cũng suy giảm. Chính vì thế những bệnh nhân này cần chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung canxi cho cơ thể.
Một số bệnh lý về thận: Những trường hợp mắc bệnh tại thận cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng thiếu canxi và tụt canxi trong máu.
Người mắc bệnh viêm tụy cấp: Nếu mắc bệnh viêm tụy cấp, tổ chức tụy có thể giải phóng ra nhiều sản phẩm có khả năng khiến mỡ bị phân hủy và từ đó có nhiều nguy cơ tạo ra những
Khi bị viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelat với canxi và khiến xảy ra hiện tượng hạ canxi trong máu.
Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cũng có thể bị hạ canxi trong máu đó là người có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, người vừa trải qua phẫu thuật, người bị nhiễm trùng huyết, tăng tiết calcitonin hay tăng phospho máu,...
2. Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?
Tình trạng hạ canxi máu có thể gây ra những triệu chứng chẳng hạn như co rút cơ, rối loạn cảm giác ở lòng bàn tay, bàn chân, loạn nhịp tim, cơ mặt bị co giật, toàn cơ thể đau nhức,… khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị loãng xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động và hoạt động của hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hạ canxi máu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn
Đối với trẻ em - là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Nếu thiếu bất cứ dưỡng chất nào cũng có thể tác động đến sự phát triển của các em. Đặc biệt nếu thiếu canxi, gây ra tình trạng hạ canxi máu thì có thể khiến các em kém phát triển, đặc biệt là hạn chế về chiều cao, gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp trong tương lai.
3. Hướng dẫn cách phòng tránh hạ canxi máu?
Tình trạng hạ canxi trong máu có thể phòng ngừa hiệu quả nếu bạn cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Cụ thể với những phương pháp như sau:
Áp dụng một chế độ ăn uống nhiều canxi và vitamin D: Trong mỗi bữa ăn của gia đình, bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại hải sản như tôm, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt,…
Bổ sung canxi đầy đủ để hạn chế tình trạng hạ canxi máu
Một số trường hợp có thể bổ sung vitamin D hoặc canxi nếu có chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không nên lạm dụng để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Thường xuyên tắm nắng trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều để cơ thể được hấp thụ vitamin D một cách tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn.
Nên tăng cường vận động để cải thiện sức khỏe xương chẳng hạn như bơi lội, đi xe đạp, tập yoga và thậm chí chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày bạn cũng có thể nhận được những lợi ích sức khỏe rất tốt.
Loại bỏ thuốc lá và một số chất kích thích vì những người hút thuốc có xu hướng đào thải canxi ra bên ngoài nhiều hơn so với những người không hút thuốc.
Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm lời giải đáp cho thắc mắc “Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào” cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Bạn có thể gọi tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!