Tin tức

Hạ natri máu: Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Ngày 08/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Natri là chất điện giải rất quan trọng, đảm bảo sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ chức năng cơ bắp và các dây thần kinh. Nồng độ natri trong máu thấp hơn mức tiêu chuẩn được gọi là hạ natri máu. Đây là vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.  

1. Hạ natri máu là do những nguyên nhân nào?

Bình thường, chỉ số natri trong máu cần đạt từ 135 đến 145 mEq/L. Nếu chỉ số này thấp hơn 135 mEq/L được gọi là hạ natri máu. Lối sống không khoa học và một số bệnh lý là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:  

Uống quá nhiều nước dẫn đến giảm natri máu

Uống quá nhiều nước dẫn đến giảm natri máu

- Do cơ thể bị mất nước. 

- Uống quá nhiều nước: Uống đủ nước là một thói quen tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể khiến thận tăng bài tiết nước khiến nồng độ natri trong máu giảm đi. 

Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước khi hoạt động thể chất hoặc tập luyện thể thao cũng có thể khiến cho lượng natri giảm đi khi cơ thể đổ mồ hôi. Tuy nhiên, trường hợp này ít gặp. 

- Do sử dụng Amphetamine hoặc thuốc lắc: Đây là nguyên nhân có thể khiến nồng độ natri trong máu giảm mạnh và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

- Do người bệnh sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm. 

Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm nồng độ natri trong máu

Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm nồng độ natri trong máu

- Người bệnh mắc phải một số bệnh lý về gan, thận và bệnh tim mạch khiến chất lỏng có xu hướng tích tụ trong cơ thể và dẫn đến loãng natri máu.

- Người bệnh mắc hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu khiến cơ thể sản xuất hormone chống lợi tiểu nhiều hơn bình thường. Thay vì phải thường xuyên bài tiết qua nước tiểu, cơ thể lại có xu hướng giữ nước dẫn đến hạ natri máu. 

- Người bệnh bị nôn và tiêu chảy nặng. Tình trạng này khiến cơ thể mất nước, mất chất điện giải nghiêm trọng. 

- Suy tuyến thượng thận, nồng độ hormone tuyến giáp thấp cũng có thể làm giảm lượng natri trong máu. 

- Bệnh đái tháo nhạt, hội chứng Cushing,… cũng là nguyên nhân gây giảm nồng độ natri. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ natri máu, chẳng hạn như tuổi cao, đặc thù nghề nghiệp là vận động viên và thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao, môi trường sống là khu vực khí hậu nhiệt đới, chế độ ăn ít natri,…

Phụ nữ ở trong độ tuổi tiền mãn kinh là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương não khi xảy ra tình trạng hạ natri. Nguyên nhân khiến đối tượng này dễ bị giảm natri máu có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng cân bằng nồng độ natri của cơ thể.

2. Một số biểu hiện của tình trạng hạ natri máu

Với những trường hợp hạ natri máu mạn tính, người bệnh có thể bị giảm nồng độ natri máu trong vòng 48 giờ hoặc có thể lâu hơn và những biến chứng cũng ở mức độ trung bình. 

Người <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/met-moi-moi-ngay--trieu-chung-khong-the-xem-thuong-s195-n19178'  title ='mệt mỏi'>mệt mỏi</a> là do hạ natri máu

Người mệt mỏi là do hạ natri máu

Với những trường hợp hạ natri máu cấp tính, nồng độ natri trong máu giảm rất nhanh chóng, bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như hôn mê, tử vong. 

Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị hạ natri máu, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp: 

- Buồn nôn và nôn.

- Đau nhức đầu, mệt mỏi và buồn ngủ. 

- Người bệnh có biểu hiện bồn chồn, dễ cáu kỉnh.

- Lú lẫn, mất ý thức. 

- Yếu cơ, bị chuột rút. 

- Co giật, hôn mê.

3. Chẩn đoán và điều trị hạ natri máu

Để chẩn đoán bệnh, trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát cho người bệnh và khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Dấu hiệu hạ natri máu rất đa dạng và xảy ra trong nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế sẽ rất khó có thể chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để đưa ra chẩn đoán chính xác. 

Truyền natri đường tĩnh mạch để tăng nồng độ natri trong máu

Truyền natri đường tĩnh mạch để tăng nồng độ natri trong máu

Sau khi đã chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh: 

- Với những trường hợp hạn natri máu ở mức độ nhẹ, có thể do chế độ ăn uống chưa khoa học, do dùng thuốc lợi tiểu,… bác sĩ thường chỉ định người bệnh giảm tiêu thụ chất lỏng và điều chỉnh lại liều lượng thuốc đang dùng để giúp nồng độ natri trong máu cân bằng trở lại. 

- Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được nhanh chóng điều trị cấp cứu để tăng nồng độ natri trong máu, phòng tránh nguy cơ biến chứng. Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện những phương pháp điều trị như sau: 

+ Truyền natri đường tĩnh mạch để tăng nồng độ natri trong máu. 

+ Cho người bệnh sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh. 

+ Điều trị các vấn đề sức khỏe gây hạ natri máu. 

4. Phòng ngừa nguy cơ hạ natri máu bằng những phương pháp nào?

Để phòng tránh tình trạng hạ natri máu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Nếu đang mắc phải những bệnh lý có liên quan đến tình trạng hạ natri máu chẳng hạn như bệnh tuyến thượng thận, một số bệnh về gan, bệnh về tim mạch,… thì cần điều trị sớm. 

- Nếu bạn đang mắc bệnh lý hoặc cần dùng một số loại thuốc có nguy cơ hạ natri máu, cần lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm những dấu hiệu hạ natri máu, đi khám để được điều trị kịp thời. 

- Khi tập luyện thể thao với cường độ cao hoặc lao động nặng, có thể dùng các loại đồ uống cung cấp chất điện giải. 

- Uống nước điều độ: Cơ thể cần bổ sung đủ nước nhưng không có nghĩa là bạn cần phải uống quá nhiều nước. Nên uống nước khi khát và khi thấy nước tiểu đậm màu. Nếu bạn không có cảm giác khát nước hoặc nước tiểu có màu vàng nhạt, sáng thì nghĩa là cơ thể đã được nhận đủ nước. 

Hạ natri máu cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe. 

Mọi thắc mắc và có nhu cầu thăm khám bệnh, mời quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.  

Từ khoá: mệt mỏi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.