Tin tức
Hé lộ những thông tin bất ngờ về bệnh nhiễm trùng đường tiểu
1. Nhiễm trùng đường tiểu có khả năng tử vong?
Điều này có lẽ ít ai nghĩ đến khi luôn cho rằng đây chỉ là căn bệnh nhiễm trùng thông thường phổ biến hiện nay.
Mức độ nguy hiểm với các thể khác nhau của Nhiễm trùng đường tiểu
Viêm đường tiết niệu có thể chia thành 2 dạng khác nhau tùy vào người bệnh có hoặc không có triệu chứng.
-
Trường hợp 1 là bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng điển hình như đi tiểu buốt, rắt, đau, tiểu ít nhưng mắc tiểu nhiều lần,... Thường gặp với những trường hợp viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang) và viêm đường tiết niệu trên (viêm thận - bể thận). Tình trạng viêm thận - bể thận có thể dẫn đến những cơn đau bụng cấp cứu kèm theo các cơn đau nhói vùng lưng, hông nhanh chóng gây suy giảm chức năng thận, suy thận nếu không được cấp cứu kịp thời.
-
Trường hợp 2 là bệnh nhân không có bất kỳ một triệu chứng lâm sàng nào nhưng trong xét nghiệm nước tiểu lại cho kết quả viêm đường tiết niệu.
Tùy vào từng vị trí vị nhiễm trùng mà viêm đường tiết niệu phân thành các thể với mức độ nguy hiểm khác nhau
Tất cả các thể nói trên đều gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thận để đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Mỗi ngày, thận vẫn luôn hoạt động để sản xuất ra khoảng 1,5 lít nước tiểu nhằm cân bằng lượng dịch và các chất điện giải trong cơ thể. Đồng thời thông qua nước tiểu để loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể và sản xuất hormone hình thành các tế bào máu. Khi thận gặp bất kỳ một tổn thương hay tình trạng viêm xảy ra sẽ làm suy giảm chức năng của thận kế tiếp là suy các cơ quan lân cận, thậm chí là gây tử vong.
Một số biến chứng khác
Một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra nếu người bệnh không có sự can thiệp điều trị nhiễm trùng đường tiểu kịp thời như:
-
Tạo thành các ổ áp xe quanh thận, dẫn đến một số bệnh lý thận cấp tính và đi kèm với bệnh cao huyết áp.
-
Trẻ em bị nhiễm trùng bàng quang có khả năng dẫn đến suy thận mạn.
-
Khi vi khuẩn có sự xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu và lan sang các cơ quan khác.
-
Phụ nữ đang mang thai cần phải cảnh giác với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bởi bệnh có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh,...
Vì vậy mà mặc dù nhiễm trùng đường tiểu là một căn bệnh có thể điều trị được nhưng với sự chủ quan, lơ là thì tình trạng biến chứng nghiêm trọng vẫn khó tránh khỏi. Khi có các biểu hiện nghi ngờ thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và có sự can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khóa khi có biểu hiện nghi ngờ Viêm đường tiết niệu
2. Những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu
Do vi khuẩn hoặc nấm
Theo nhiều thống kê thì thấy có khoảng 80% các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn xuất phát từ sự xâm nhập của vi khuẩn Escherichia Coli (E. coli). Đây cũng là một loại vi khuẩn khá quen thuộc gây ra các bệnh lý về đường ruột bởi chúng thường có mặt trong đại tràng của cơ thể. Trường hợp vi khuẩn E.Coli xâm nhiễm vào lớp niêm mạc ở lỗ niệu đạo thông qua hậu môn hoặc cơ quan sinh dục sẽ gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu.
E.Coli là một số những tác nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng tiết niệu
Phụ nữ là trường hợp dễ bị nhiễm trùng đường tiểu nhất do cấu tạo giải phẫu của niệu đạo ngắn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập , sinh sản và gây bệnh. Một số loại vi khuẩn khác cũng có khả năng gây bệnh viêm đường tiết niệu như Staphylococcus Saprophyticus, Chlamydia Trachomatis, Proteus, Mycoplasma Hominis.
Do quan hệ tình dục
Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc quan hệ tình dục là nguyên nhân khiến cho bệnh nhiễm trùng đường tiểu lây lan và đề nghị người mắc bệnh không nên giao hợp cho đến khi bệnh hết hẳn. Tuy nhiên thì vẫn có một số khác lại cho ý kiến bệnh viêm đường tiết niệu không lây nhiễm từ người này sang người khác. Điều này thực tế đến nay vẫn chưa có tìm ra lý do hay sự giải thích rõ ràng nào.
Một số giải thuyết được nêu ra cho rằng trong quá trình quan hệ, các biện pháp tránh thai như sử dụng màng ngăn âm đạo có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc việc sử dụng bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Một số yếu tố khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì một số yếu tố nguy cơ làm có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:
-
Một số thủ thuật ở đường tiểu như đặt ống thông đường tiểu, nhất là những người cần phải đặt ống thông dài hạn.
-
Người từng làm phẫu thuật hoặc mắc các bệnh lý như sỏi đường tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến,...
-
Người bị bệnh suy giảm miễn dịch khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hay nấm.
-
Người bị dị tật đường tiết niệu, hẹp bao đầu quy, hẹp niệu đạo bẩm sinh, trào ngược bàng quang - niệu đạo.
-
Phụ nữ mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh khiến nội tiết tố có những thay đổi, dịch âm đạo có thể ra nhiều, luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo cơ hội để vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh trường hợp vi khuẩn có thể lây lan và gây bệnh
Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được và điều trị dứt hẳn ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy mà việc hiểu rõ được mức độ nguy hiểm cũng như các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng tránh phù hợp với bản thân. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì tốt nhất bạn nên vệ sinh cơ quan sinh dục kỹ lưỡng, nhất là trước và sau khi giao hợp với bạn tình, không nên sử dụng các loại đồ lót quá chật, chất liệu thô ráp, không thấm, uống nhiều nước mỗi ngày, tăng cường các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, bột ngũ cốc,...
Nếu bạn cần được hỗ trợ nhiều hơn về bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào thì có thể liên hệ với các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!