Tin tức

Hiện tượng cứng hàm và những điều bạn chưa biết!

Ngày 20/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Cứng hàm là một triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh, thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nguy hiểm. Vậy như thế nào là cứng hàm? Cần xử trí ra sao đối với triệu chứng này?

1. Thế nào là cứng hàm?

Xảy ra khi các cơ nhai quai hàm không thể hoạt động do viêm hoặc co lại làm chúng ta không mở miệng một cách tự nhiên hoặc hoàn toàn được. Những rắc rối dần dần xuất hiện như khó khăn trong cách ăn uống, vệ sinh răng miệng, thậm chí là nói chuyện. 

Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng cứng hàm:  

  • Những người vừa mới nhổ răng khôn.

  • Những bệnh nhân mắc bệnh ung thư liên quan đến vùng miệng. 

  • Đối tượng vừa trải qua ca phẫu thuật răng hàm, hoặc xạ trị ở vùng đầu hoặc cổ. 

  •  Có vết thương bẩn trên cơ thể trong thời gian gần.

Cứng hàm gây đau nhức và khó khăn trong việc mở khoang miệng

Cứng hàm gây đau nhức và khó khăn trong việc mở khoang miệng 

2. Căn nguyên của bệnh do đâu mà ra?

Cứng hàm không phải là một căn bệnh có khả năng tự phát mà hầu hết được bắt nguồn từ những ảnh hưởng hoặc từ các tác động cơ giới mà ra. Một số nguyên nhân thường gặp như:

Uốn ván

Đây là một bệnh thần kinh đặc biệt nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Tetani. Uốn ván có thể xuất hiện khi cơ thể có các vết thương hở và bị vi khuẩn xâm nhập. Trong môi trường yếm khí, vi khuẩn sinh sôi, tạo ra các độc tố và xâm nhập vào máu.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: co thắt cơ, cứng cơ hàm và mặt, lan dần ra các chi và lưng, gây khó thở. Trường hợp độc tố uốn ván lan rộng khắp cơ thể thì tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Chấn thương

Sau các chấn thương ở một số vùng tại đầu hoặc hàm,... Lúc này các bộ phận này cần thời gian “nghỉ ngơi” đặc biệt là quai hàm chính vì lý do đó mà vùng hàm sẽ cứng lại để tăng khả năng phục hồi. 

Khớp thái dương hàm bị tổn thương

Một số yếu tố tác động như chấn thương, viêm khớp hoặc có thể do di truyền mà gây đau hai khớp thái dương hàm, dẫn tới đau hoặc cứng cả vùng gần tai hoặc vùng mặt. Tuy nhiên tình trạng này có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. 

Nhổ răng

Cứng hàm có thể xảy ra khi chúng ta nhổ răng đặt biệt là nhổ răng khôn. Đôi khi cứng hàm chỉ là một phản xạ tự nhiên khi nhổ răng nhằm giúp quai hàm có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể là do tác dụng của kim tiêm đã làm tổn thương các mô xung quanh hoặc do nhiễm trùng. 

Ảnh hưởng tử những lần xạ trị ung thư vùng đầu hoặc cổ họng

Các khối u phát triển ở vùng họng hoặc hàm miệng là một trong những nguyên nhân tác động đến chức năng hoạt động của những vùng này. Hơn nữa cứ qua mỗi lần xạ trị loại bỏ khối u mức độ cứng hàm có thể sẽ nặng hơn.  

Tác động của kim tiêm trong quá trình nhổ răng là một trong những nguyên nhân gây cứng hàm

Tác động của kim tiêm trong quá trình nhổ răng là một trong những nguyên nhân gây cứng hàm 

3. Có dễ dàng nhận biết cứng hàm qua những triệu chứng ban đầu hay không? 

Khi xuất hiện tình trạng cứng hàm, triệu chứng điển hình nhất đầu tiên là bệnh nhân khó có thể mở to miệng như bình thường. Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể đi kèm như: 

  • Đau nhức vùng hàm. 

  • Hầu như các hoạt động liên quan đến vùng miệng đều bị gián đoạn như: không thể mở to miệng để ăn uống, nuốt thức ăn, ngay cả việc đánh răng vệ sinh thường ngày,...

  • Vùng hàm bị đau thắt lại. 

Cứng hàm làm người bệnh khó khăn trong việc mở to miệng

Cứng hàm làm người bệnh khó khăn trong việc mở to miệng 

4. Điều trị cứng hàm có áp dụng tại nhà được hay không? 

Mang bản chất của một căn bệnh có khả năng tự phục hồi, nên hầu hết người bệnh thường chủ quan không quan tâm đến việc điều trị. Tuy nhiên, thời gian phục hồi của tình trạng quai hàm bị cứng khó cử động có thể rất lâu, phụ thuộc nhiều vào mỗi trường hợp, đối tượng bệnh khác nhau. Bệnh càng kéo dài, càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của chúng ta. 

Do đó, việc điều trị bệnh cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Một số phương pháp được kể đến như: 

  • Điều trị bằng một số loại thuốc nhất định như thuốc giãn cơ, chống viêm, giảm đau,... Đây được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Tuy nhiên với cách này bệnh nhân cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, để hạn chế những trường hợp dị ứng thuốc hoặc kháng thuốc xảy ra. 

  • Nhờ sự can thiệp của một số loại thiết bị kéo duỗi hàm nhằm hỗ trợ quai hàm. Bằng cách này người bệnh có thể mở rộng miệng hơn từ 5 - 10 mm.

  • Thường xuyên thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như mát sa hoặc kéo duỗi hàm. 

  • Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không sử dụng những loại thức ăn cứng, thô trong thời gian xuất hiện những triệu chứng. Thay vào đó nên ăn những loại thức ăn mềm hơn, dễ nhai và nuốt cho đến khi tình trạng cứng hàm đã giảm hẳn.

Bên cạnh những biện pháp nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp hạn chế một phần nào đó hoặc phòng bệnh tại nhà bằng một số cách sau:

  • Thường xuyên mát xa vùng xương hàm và mặt vừa làm giảm nguy cơ mắc chứng cứng hàm vừa giúp máu lưu thông tốt giúp da mặt đẹp hơn.

  • Tập thể dục cho xương quai hàm bằng cách di chuyển hàm từ phải sang trái giữ yên vài giây và sau đó di chuyển ngược lại. Bằng cách này, bạn có thể luyện tập bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu để giúp cải thiện sức khỏe cơ hàm hiệu quả. 

  • Bên cạnh việc di chuyển quai xương hàm qua lại, chúng ta có thể thay đổi hướng bằng cách di chuyển chúng theo hình vòng tròn. Điều này cũng góp phần giúp cải thiện tốt chức năng của các xương. 

  • Thường xuyên luyện tập kéo duỗi quai hàm bằng cách mở miệng rộng hết mức và giữ yên trong vài giây. 

  • Loại bỏ thói quen nghiến chặt hàm hoặc răng. 

Không những vậy, chúng ta cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên, tham gia những buổi tập luyện yoga để thăng bằng cuộc sống. Giữ tinh thần luôn luôn vui vẻ, lạc quan,  tránh xa những yếu tố tác động gây stress kéo dài. Chỉ cần thực hiện những điều vô cùng đơn giản này hằng ngày không những giúp bạn hạn chế được tính trạng cứng hàm nói chung mà còn cả những căn bệnh khác. 

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị cứng hàm

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị cứng hàm 

Cứng hàm tuy là một căn bệnh không mấy phổ biến hiện nay, và cũng không để lại bất kỳ mối nguy hiểm nghiêm trọng nào cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, chúng vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta nếu không có biện pháp phòng bệnh và điều trị sớm. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, một phần nào đó có thể giúp bạn hướng tới việc xây dựng và duy trì một cuộc sống vui tươi khỏe mạnh, không bệnh tật ngay từ các bạn nhé!

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.