Tin tức
Hiện tượng tụt đường huyết là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- 19/05/2021 | Chuyên gia hướng dẫn: Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột
- 17/03/2021 | Cách duy trì chỉ số đường huyết bình thường đơn giản nhất
- 24/04/2021 | Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Cách kiểm tra đường huyết tại nhà
- 02/02/2021 | Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
1. Tìm hiểu chung về hiện tượng tụt đường huyết
1.1. Giải đáp: tụt đường huyết là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã từng nhắc quá nhiều đến tình trạng hạ đường huyết khi đói, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tụt đường huyết là gì? Hiện tượng này xảy ra khi lượng đường trong máu hạ thấp hơn so với bình thường, xuống dưới mức 3.9mmol/l. Người bình thường có chỉ số đường huyết từ 3,9 mmol/l đến 6.4 mmol/l.
Để sức khỏe tốt, bạn phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định
Hạ đường huyết cần được phát hiện sớm, xử lý kịp thời để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bởi vì nguồn năng lượng chính trong cơ thể mỗi người chính là glucose. Khi lượng đường huyết bị thiếu hụt trầm trọng, mọi hoạt động cơ thể trở nên trì trệ, kém hiệu quả hơn rõ rệt.
Tụt đường huyết có thể xảy ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, trong đó hầu hết bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ trải qua tình trạng trên. Ngoài ra, một số người không mắc bệnh tiểu đường nhưng đã từng gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ khiến lượng đường trong máu bỗng giảm đột ngột.
1.2. Triệu chứng có thể gặp khi bị tụt đường huyết
Những triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết có thể kể đến như: đau nhức đầu, chóng mặt và run rẩy, khó chịu,… Ngoài ra, mọi người không nên chủ quan nếu thấy xuất hiện triệu chứng nhìn xung quanh mờ mịt, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, da trở nên tím tái,…
Hiện tượng tụt đường huyết là gì và bệnh nhân thường gặp triệu chứng nào?
Khi lượng đường trong máu giảm sâu, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, dần mất đi ý thức. Thậm chí, có trường hợp còn bị ngất hoặc lên cơn co giật rất nguy hiểm.
2. Nguyên nhân chính gây hiện tượng hạ đường huyết
Bên cạnh việc tìm hiểu tụt đường huyết là gì, chúng ta cũng nên nắm được những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kể trên. Như vậy, bác sĩ mới xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân.
Các bác sĩ cho biết hiện tượng hạ đường huyết xuất phát do hai nguyên nhân chính, đó là do bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc những lý do không phải do căn bệnh này. Dù xuất phát từ đâu, chúng ta cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt đường huyết
2.1. Do mắc bệnh tiểu đường
Hầu hết mọi người bị tụt đường huyết do là họ đang mắc bệnh tiểu đường, nhất là vào thời điểm hormone insulin, glucagon rơi vào trạng thái mất cân bằng. Hiện tượng trên thường xảy ra do bệnh nhân sử dụng bừa bãi, dùng quá liều insulin, các loại thuốc trị bệnh đái tháo đường khác nhau. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo đơn thuốc do bác sĩ kê để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!
Một số thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng là tác nhân khiến người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết. Trong đó, có thể kể tới tình trạng: bỏ bữa, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, không tuân thủ chế độ ăn kiêng, thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có cồn,… Như vậy bệnh nhân cần chú ý và thực hiện nghiêm túc theo chế độ dành riêng cho người bị tiểu đường.
2.2. Do nguyên nhân không phải bệnh tiểu đường
Trong quá trình tìm hiểu tụt đường huyết là gì, chắc hẳn mọi người đều biết hiện tượng trên không chỉ xảy ra đối với người bệnh tiểu đường. Có rất nhiều lý do khác khiến bạn phải đối mặt với tình trạng hạ đường huyết đột ngột.
Người uống nhiều bia rượu dễ bị hạ đường huyết
Chỉ số đường huyết giảm có thể là một tác dụng phụ không mong muốn của khi điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tác dụng phụ trước khi sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào nhé!
Bên cạnh đó, phải kể đến các bệnh lý gây tụt đường huyết như: bệnh lý gan, suy thận, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, rối loạn tuyến thượng thận.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng người thường xuyên sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn rất dễ bị tụt đường huyết. Bởi vì các sản phẩm này là tác nhân làm hạn chế quá trình giải phóng đường huyết, khiến chỉ số GI giảm đáng kể và gây hạ đường huyết.
3. Tác động xấu của hiện tượng tụt đường huyết đối với sức khỏe
Khá nhiều người lo lắng không biết hiện tượng hạ đường huyết có gây ra tác động xấu đối với sức khỏe hay không? Câu trả lời là có, đặc biệt là khi bạn không kịp thời phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết và điều trị kịp thời để lượng đường trong máu trở về mức ổn định.
Trước mắt, hạ đường huyết có thể dẫn đến cảm giác suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc của mỗi người. Khi lượng đường trong máu giảm mạnh, bạn rất dễ bị ngã do cơ thể run rẩy, khó kiểm soát cơ thể. Chính vì thế, sau khi bị tụt đường huyết một số người không may gặp tai nạn nghiêm trọng, bị chấn thương,… Đối với bệnh nhân lớn tuổi, tụt đường huyết làm tăng nguy cơ giảm trí nhớ đáng kể.
Bệnh nhân nên đi điều trị kịp thời
Khi nghiên cứu về vấn đề tụt đường huyết là gì, mọi người sẽ phát hiện ra rằng đây là tình trạng hết sức nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, họ có thể rơi vào tình trạng mất ý thức, lên cơn co giật. Thậm chí, một số trường hợp tử vong vì không được xử lý kịp thời và đúng cách.
Về lâu về dài, nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, bệnh nhân sẽ gặp phải vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, đó là hạ đường huyết vô thức. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị sớm.
Mong rằng qua bài viết này, mọi người đã nắm được tụt đường huyết là gì và những tác động xấu của chúng đối với sức khỏe. Nếu phát hiện những dấu hiệu hạ đường huyết, mọi người nên chủ động đi khám để được xử lý kịp thời nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!