Tin tức
Ho ra máu cần phải làm gì, có nên chụp CT phổi không?
- 11/07/2020 | Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật chụp CT phổi
- 14/03/2017 | Ho ra máu: Biểu hiện nguy hiểm của bệnh phổi
- 07/07/2020 | Trước khi chụp CT phổi, nhất định bạn phải biết điều này
1. Có phải lúc nào ho ra máu cũng cần chụp CT phổi không?
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân sốt sắng thực hiện thủ thuật chụp CT phổi vì lầm tưởng rằng mình bị ho ra máu. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp ho ra máu đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Nhiều trường hợp bạn nhận thấy máu xuất hiện ở đường mũi hoặc miệng nhưng thực chất có thể chưa cần chụp CT như:
-
Bệnh nhân vừa thực hiện nội soi phế quản, nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi, sau khi về nhà thấy có máu ở hai vị trí này. Thực tế nếu bạn thuộc trường hợp này thì có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là biến chứng nhẹ của thủ thuật nội soi nói trên. Bạn chỉ cần cầm máu và vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi tốt thì biến chứng này sẽ sớm biến mất.
-
Bệnh nhân có nướu đang bị tổn thương hoặc nhạy cảm, dễ chảy máu. Đôi khi bạn ho ra máu nhưng không có nghĩa là máu này bắt nguồn từ họng hoặc phổi trào ngược. Nếu bạn đột nhiên ho và thấy xuất hiện máu thì có thể kiểm tra xem tình trạng răng miệng của mình có đang ổn không. Nếu bạn phát hiện nướu đang chảy máu thì nên sớm liên hệ với nha sĩ thay vì chụp CT phổi.
-
Bệnh nhân có tiền sử về các bệnh liên quan đến xuất huyết đường tiêu hóa, dạ dày, bệnh nhân sử dụng bia, rượu thường xuyên cũng có thể ho ra máu. Tuy nhiên đối với trường hợp này việc ho ra máu chỉ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Nhìn chung, trên đây chỉ là ba trường hợp phổ biến nhất có thể gây nhầm lẫn khi chúng ta phát hiện có dấu hiệu ho ra máu. Nếu bạn thực sự đã ho kéo dài và xuất hiện dịch tương tự máu sau khi ho thì nên bình tĩnh và kiểm tra xem liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo cần thực hiện chụp CT hay không nhé!
Không phải lúc nào ho ra máu cũng là dấu hiệu cần chụp CT phổi
2. Nhận diện dấu hiệu ho ra máu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp
Trước hết bạn cần xác định được ho ra máu là việc đường hô hấp dưới đẩy máu trào ngược lên đường miệng hoặc thậm chí cả đường mũi. Khi ho ra máu người bệnh có thể thấy máu sau khi ho, khạc, nôn hoặc máu tự trào ra ngoài,... Ngoài ra tùy theo mức độ bệnh mà màu dịch chứa máu hoặc màu máu có thể khác nhau.
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì nên đến bệnh viện để chụp cắt lớp phổi kịp thời nhé:
-
Ho ra máu màu đỏ tươi lẫn đờm với tần suất dày đặc, máu dần chuyển sang màu đỏ sẫm và các cơn ho xuất hiện nhiều hơn.
-
Ngoài ho ra máu bệnh nhân có thêm một số biểu hiện như bị sốt cao, khó thở, tức ngực hoặc đau ngực.
-
Bệnh nhân đã bị ho kéo dài, da xanh xao, nhợt nhạt lâu ngày và thỉnh thoảng ho ra một ít máu.
-
Bệnh nhân ho nặng và ra rất nhiều máu, có dấu hiệu trụy mạch hoặc mạch nhanh bất thường, có biểu hiện hạ đường huyết và suy hô hấp.
-
Bệnh nhân ho, khạc ra máu màu sẫm bất thường, thở dốc, môi và ngón chân, ngón tay tím tái.
Khi bị ho ra máu, bác sĩ thăm khám có thể cho bệnh nhân chụp CT và làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh
3. Cách xử lý khi phát hiện ho ra máu
Ngay khi phát hiện dấu hiệu ho ra máu cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn nên liên lạc với bệnh viện gần nhất để nhận được sự tư vấn, trợ giúp cũng như yêu cầu được chụp CT phổi. Tuy nhiên để có thể phối hợp tốt nhất cùng các bác sĩ thì bạn nên tuân theo một vài lưu ý sau đây:
Trước khi đến bệnh viện chụp CT phổi
Sau khi bạn ho ra máu thì nên ngay lập tức nằm xuống nghỉ ngơi, hạn chế mọi vận động mạnh cũng như xúc động về mặt tinh thần. Bạn có thể nhờ người thân hoặc tự mình liên lạc với bệnh viện gần nhất để xin tự vấn và sự hỗ trợ. Tuy nhiên tốt nhất là bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị, đồng thời chụp cắt lớp phổi để chẩn đoán bệnh.
Ngoài ra nếu sau khi ho ra máu bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt do đói thì vẫn có thể ăn một bữa phụ. Tuy nhiên bạn cần được ăn thức ăn dạng sền sệt hoặc lỏng, thực hiện nuốt nhẹ nhàng. Bên cạnh đó nên hạn chế uống nước chênh lệch nhiệt độ quá cao so với thân nhiệt.
Đặc biệt người bệnh không được uống bất kỳ loại thuốc cầm máu, thuốc ho, thuốc an thần nào mà chưa có sự thăm khám hoặc chưa có đơn thuốc trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cũng nên đem theo các loại thuốc mà mình đang sử dụng trong điều trị các bệnh lý khác để bác sĩ có căn cứ tốt hơn khi chẩn đoán bệnh sau khi chụp cắt lớp phổi.
Các bạn lưu ý không nên tự ý uống thuốc trước khi chụp CT nhé!
Khi thực hiện chụp CT phổi tại bệnh viện
Nếu bạn được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp phổi thì bạn cần biết quy trình làm việc sau đây để phối hợp tốt nhất với bác sĩ:
-
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng các dấu hiệu khác đi kèm triệu chứng ho ra máu, xác minh xem liệu bạn có đang mang thai hay không. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư phổi hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thì nên báo với bác sĩ ngay trong thời điểm này nhé!
-
Nhân viên y tế sẽ giúp bạn thay đồ chuyên dụng của bệnh nhân dùng khi chụp CT. Bạn cũng cần lưu ý rằng bạn phải bỏ tất cả các loại trang sức cũng như vật dụng là kim loại trên người trước khi bước vào phòng máy CT. Kim loại sẽ khiến kết quả chụp không còn chính xác nữa.
-
Sau khi vào phòng máy CT bạn nên tuân theo các hướng dẫn thay đổi tư thế nằm đến từ bác sĩ chuyên khoa cũng như nhân viên y tế đang thực hiện chụp CT. Ngay khi bạn thực hiện chụp CT xong thì có thể sinh hoạt như bình thường bao gồm cả các hoạt động ăn và uống nước.
Sau khi vào phòng máy bạn chỉ cần tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa
Trên đây là các tư vấn tổng quát liên quan đến cách xử lý khi phát hiện bị ho ra máu. Đặc biệt, không nên chủ quan và bỏ qua bước chụp CT phổi nếu tình trạng ho ra máu đã kéo dài và có tần suất dày đặc. Quý vị chỉ cần liên hệ đến số điện thoại 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn liên quan đến việc chụp cắt lớp phổi từ bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng sức khỏe của bạn!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!