Tin tức

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 09/08/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tư thế ngủ, trẻ sinh non hay thai ngôi. Nhưng dù tới từ nguyên nhân nào thì hội chứng này vẫn để lại nhiều lo lắng cho bố mẹ vì đầu con có dạng phẳng hay bị biến dạng bất thường.

1. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em là gì?

Hội chứng đầu phẳng hay Plagiocephaly là tình trạng đầu của em bé bị biến dạng, không cân xứng do sự tác dụng lực lên hộp sọ. Đầu của trẻ em trong những năm tháng đầu đời thường mềm, dễ thay đổi khi gặp các tác động.


Trẻ em dễ mắc hội chứng đầu phẳng trong những tháng đầu tiên sau sinh

Trẻ em dễ mắc hội chứng đầu phẳng trong những tháng đầu tiên sau sinh

Hội chứng đầu phẳng Craniosynostosis là dị tật bẩm sinh ở hộp sọ khi các xương bị đóng sớm, khả năng phục hồi cân đối của con khó hơn những trẻ khác, vì thế mà con cần được phẫu thuật để não có không gian phát triển thường.

2. Nguyên nhân

Sau đây là một số yếu tố gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ:

  • Tư thế ngủ: con thường xuyên nằm ngửa để ngủ. Mặc dù tư thế này hạn chế khả năng mắc một số bệnh nguy hiểm như đột tử nhưng nếu nằm ngửa liên tục thì hộp sọ của trẻ sẽ có khả năng bị phẳng.
  • Trẻ sinh thiếu tuần: trẻ sinh non có hộp sọ mềm hơn so với trẻ sinh đủ tháng nên khả năng con mắc hội chứng đầu phẳng cũng sẽ cao hơn.
  • Mẹ mang đa thai làm cho không gian phát triển của em bé trong bụng có nhiều hạn chế hơn, vì thế mà con có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng kể cả khi con chưa được chào đời. 
  • Mẹ bầu mang một thai nhưng tử cung không đủ lớn để thai nhi có thể phát triển cũng dẫn tới khả năng mắc hội chứng đầu phẳng ở con.
  • Thai ngôi mông có thể là nguyên nhân gây hội chứng đầu phẳng bởi hộp sọ của con rất dễ bị chèn ép bởi các xương sườn của mẹ.

Tư thế ngủ tác động đến hộp sọ, có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng đầu phẳng

Tư thế ngủ tác động đến hộp sọ, có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng đầu phẳng

3. Cách phát hiện và chẩn đoán

Trẻ được sinh qua đường âm đạo rất dễ bị biến dạng hộp sọ do áp lực trong quá trình sinh nở. Nhưng tình trạng này không đáng lo ngại bởi đa phần hộp sọ của trẻ sẽ được khắc phục sau khoảng 6 tuần tuổi. Nếu đầu của con sau 6 tuần vẫn không cân đối, tròn trịa kèm thêm xuất hiện vết phẳng trên hộp sọ thì có thể con đã mắc hội chứng đầu phẳng. 

Trường hợp đầu phẳng thường không dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng vì nó ít ảnh hưởng đến não bộ và dáng đầu của trẻ thường tự cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp đầu phẳng ở mức độ trung bình đến nặng, chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn thị giác, sự chậm trễ trong phát triển, khó khăn trong việc ăn uống và học tập, khả năng nói bị ảnh hưởng, suy giảm thị lực, khả năng nghe kém, rối loạn chức năng ở khớp hàm, động kinh và tình trạng cong vẹo cột sống. Những ảnh hưởng này tác động đến cấu trúc hộp sọ nhưng không ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Mặt khác, các biến chứng liên quan đến động kinh có thể mang lại những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe của trẻ.…

Khi con mắc hội chứng đầu phẳng, bố mẹ cần đưa con thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán thêm và có phương án điều trị kịp thời. Càng để lâu hộp sọ của con càng cứng, khó trở lại tròn trịa như bình thường.

4. Cách điều trị

Một số biến dạng ở đầu trẻ có thể tự khỏi sau 6 tháng nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, không có cải thiện thì bố mẹ cần cho con thăm khám để có phương án điều trị hiệu quả. Nhiều biện pháp được áp dụng để điều trị hội chứng đầu phẳng ở trẻ em, đặc biệt là thay đổi tư thế nằm thường xuyên của trẻ, tránh để con ngủ ngửa thường xuyên gây áp lực lên vùng đầu. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ được kiểm tra và chẩn đoán mắc dị tật bẩm sinh liên quan tới hộp sọ hay cột sống thì bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp hơn. Sau đây là một số gợi ý cách điều trị bố mẹ có thể tham khảo trong quá trình cải thiện hội chứng đầu phẳng ở trẻ em:

  • Cho trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Lượng thời gian nằm sấp lý tưởng là ít nhất ba lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 phút đến 15 phút. Hạn chế chỉ cho trẻ nằm ngửa.
  • Khi cho con bú, mẹ cần thay đổi tư thế để tránh gây ra áp lực cho vị trí bị phẳng. Không nên dùng chăn cuộn cố định đầu con sang một bên nhằm hạn chế nguy cơ mắc hội chứng đột tử khi ngủ.
  • Hạn chế cho con tựa đầu lên các bề mặt như ghế ô tô, ghế em bé hoặc xích đu.
  • Có thể bế con thường xuyên hơn để tránh áp lực lên đầu.
  • Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp vật lý trị liệu mỗi ngày để đầu của con có thể trở lại như ban đầu. Tuy nhiên, bố mẹ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia và thực hiện chính xác các bước trị liệu trong một khoảng thời gian nhất định để có kết quả điều trị mang hiệu quả cao.
  • Trường hợp các phương pháp điều trị trên không đạt hiệu quả như mong đợi thì bác sĩ cần phải chỉnh hình hộp sọ. Nhiều trẻ phải sử dụng mũ bảo hiểm để chỉnh hộp sọ trong suốt cả ngày, thời gian điều trị là từ 2-6 tháng tùy vào mức độ nghiêm trọng của trẻ. Bác sĩ sẽ kết hợp các biện pháp sử dụng mũ bảo hiểm, thay đổi tư thế ngủ thường xuyên và vật lý trị liệu để hộp sọ của con trở về trạng thái bình thường.
  • Trẻ hơn 1 tuổi sẽ khó định hình hộp sọ hơn vì các xương sọ đã dày lên, vì thế khoảng thời gian thích hợp nhất để điều trị hội chứng đầu phẳng ở trẻ em là khoảng 6 tháng tuổi. 

Cố định hộp sọ bằng mũ bảo hiểm là một cách điều trị hội chứng đầu phẳng phổ biến ở trẻ

Cố định hộp sọ bằng mũ bảo hiểm là một cách điều trị hội chứng đầu phẳng phổ biến ở trẻ

Tuy hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có thể tự hồi phục nhưng bố mẹ cần chú ý tới những thay đổi ở hộp sọ của con, cho con đi thăm khám bác sĩ từ sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm. Trong đó, việc tìm một địa chỉ khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe uy tín cho con được rất nhiều bố mẹ quan tâm.

Tại MEDLATEC, các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ trực tiếp khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trong suốt quá trình trị liệu. Ngoài ra, các máy móc hiện đại trong đó có máy siêu âm 3D/4D và Doppler màu (xuất xứ Mỹ,...) cho hình ảnh rõ nét và chân thực cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ). MEDLATEC còn cung cấp các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, giúp đánh giá các nguy cơ mắc bệnh, nhất là các bệnh di truyền, dị tật ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Khám sàng lọc và định kỳ trước sinh giúp mẹ bầu tìm ra được những bất thường và dị tật trên cơ thể của con

Khám sàng lọc và định kỳ trước sinh giúp mẹ bầu tìm ra được những bất thường và dị tật trên cơ thể của con

Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được các bác sĩ hỗ trợ và đặt lịch thăm khám tại các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ