Tin tức

Hội chứng ngưng thở khi ngủ - căn bệnh nguy hiểm không nên coi thường

Ngày 12/12/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Hội chứng ngưng thở khi ngủ đang ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều không thể tự phát hiện bệnh. Để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin sau đây để bổ sung kiến thức về hội chứng nguy hiểm này.

1. Kiến thức tổng quát về hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng người bệnh ngừng hô hấp từ 5 - 10 giây trong khi ngủ. Những người mắc hội chứng này có giấc ngủ rối loạn, không chất lượng. Việc ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra một đến nhiều lần trong một đêm, dẫn đến việc cơ thể thiếu oxy và gây mệt mỏi.

Người bệnh có thể ngưng thở từ vài chục đến vài trăm lần trong 1 đêm

Người bệnh có thể ngưng thở từ vài chục đến vài trăm lần trong 1 đêm

Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính gây ra hội chứng này:

  • Ngưng thở do tắc nghẽn đường hô hấp xảy ra ở những đối tượng như người bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì ở nam giới,.... 

  • Ngưng thở do hệ thần kinh điều khiển chức năng hô hấp có vấn đề.

Triệu chứng

Việc ngưng thở xảy ra khi bạn đang ngủ nên đương nhiên không thể chủ động phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, mà là do người thân phát hiện. Ngoài ra cũng có nhiều triệu chứng xuất hiện vào ban ngày, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua vì dễ bị nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường. 

  • Ngủ ngáy kèm theo tiếng khịt mũi, thở gấp, nghẹt mũi, khó thở,... hay thức giấc giữa đêm trong trạng thái thở gấp, thở hổn hển.

  • Ngưng thở nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần kéo dài từ 5 - 10 giây.

  • Hay đi tiểu đêm.

  • Có cảm giác cổ họng khô rát vào buổi sáng.

  • Thường xuyên mệt mỏi, thiếu tập trung, buồn ngủ quá độ vào ban ngày.

  • Tính cách thay đổi, trở nên cáu gắt.

  • Trí nhớ suy giảm, hay quên.

Tần suất hay quên ngày càng tăng là dấu hiệu của giấc ngủ kém chất lượng

Tần suất hay quên ngày càng tăng là dấu hiệu của giấc ngủ kém chất lượng

Đối tượng dễ mắc bệnh

Mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn, người già đều có thể mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là nam giới.

  • Độ tuổi trên 40.

  • Có tình trạng thừa cân, béo phì.

  • Có thói quen sống không lành mạnh, hút thuốc lá, nghiện rượu,...

  • Vách ngăn mũi bị lệch, xoang hoặc dị ứng gây khó thở.

  • Cổ có kích thước lớn.

  • Các vấn đề về cấu trúc đường hô hấp như: lưỡi lớn, vòm họng nhỏ, amidan sưng đại, hàm nhỏ,...

  • Di truyền từ người trong gia đình mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

2. Sự nguy hiểm của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Sau một thời gian xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ, sức khỏe của người bệnh sẽ mau chóng suy giảm. Việc này gây ảnh hưởng đến công việc và học tập của người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm cho người khác nếu người bệnh mất tập trung khi tham gia giao thông. Ngoài ra hội chứng cũng gây ra các bệnh nghiêm trọng sau:

Bệnh về tim mạch

Ngưng thở khi ngủ kéo dài dẫn đến việc thiếu oxy trong máu, có nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch như suy tim, tim đập không đều,... Ngoài ra còn khiến nguy cơ đau tim của người bệnh xảy ra nhanh hơn.

Đột quỵ

Việc ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên ảnh hưởng xấu đến não bộ, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ trong khi ngủ. Việc đột quỵ có thể dẫn đến nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí có thể tử vong.

Tiểu đường

Sau thời gian theo dõi những người bệnh tiểu đường. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các y bác sĩ đã đưa ra những minh chứng rằng căn bệnh này và chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan tới nhau. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị rối loạn giấc ngủ là rất cao, đặc biệt là bệnh nhân tuýp 2.

Rối loạn tình dục

Theo nghiên cứu khoa học, hội chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân dẫn tới việc rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Người bệnh có giấc ngủ không chất lượng lâu ngày sẽ bị suy giảm khả năng và cảm xúc trong chuyện giường chiếu.

Cuộc sống vợ chồng bị ảnh hưởng bởi việc rối loạn giấc ngủ

Cuộc sống vợ chồng bị ảnh hưởng bởi việc rối loạn giấc ngủ

Ngoài ra, hội chứng cũng có thể dẫn tới một số bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống như viêm họng, tăng áp phổi, trào ngược dạ dày,...

3. Cách điều trị

Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng hoặc thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ của bệnh mà đưa ra các liệu trình chăm sóc thích hợp.

Mức độ nhẹ

Đối với bệnh nhân bị ngưng thở ở mức độ nhẹ và mới bị một thời gian ngắn, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thay đổi lối sống kèm theo dụng cụ hỗ trợ.

  • Giảm cân lành mạnh.

  • Ngừng sử dụng các chất kích thích

  • Đổi tư thế ngủ, nằm nghiêng người và hạn chế nằm sấp.

  • Dùng gối chuyên dụng

  • Sử dụng dụng cụ nâng hàm tăng khoảng trống trong vòm họng giúp hô hấp dễ dàng hơn.

Mức độ trung bình

Đối với bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ do các mô mềm trong vòm họng phát triển bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để xử lý vấn đề.

  • Phẫu thuật chỉnh sửa vách ngăn mũi bị lệch.

  • Phẫu thuật nâng cao xương hàm.

  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Mức độ nặng

Đối với những bệnh nhân ngưng thở kéo dài, số lần ngưng thở trong giấc ngủ cao sẽ được bác sĩ cho sử dụng máy thở giúp duy trì lượng khí vào đường hô hấp.

Để có được liệu trình khám chữa bệnh phù hợp với tình trạng của mình, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và máy móc công nghệ hiện đại là một lựa chọn bạn có thể tin tưởng.

4. Những biện pháp phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ

Mặc dù đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng lại không rõ ràng, chỉ có thể phát hiện nhờ người nhà hoặc thăm khám. Vậy chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách chủ động bằng các phương pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc an thần,....

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

  • Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng, stress,...

  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và ngăn ngừa bệnh kịp thời.

Khám sức khỏe giúp phát hiện và ngăn chặn mầm bệnh

Khám sức khỏe giúp phát hiện và ngăn chặn mầm bệnh

Khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có những dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ mà bài viết trên đề cập, bạn không được chủ quan mà ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng và ngăn ngừa bệnh sớm nhất có thể. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ