Tin tức

Hỏi đáp: Bầu 3 tháng đầu ăn cay được không?

Ngày 05/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bầu 3 tháng đầu ăn cay được không là băn khoăn của không ít chị em phụ nữ. Bởi họ lo sợ ăn cay có thể gây hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hiểu được tâm lý đó, MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây.

1. Bầu 3 tháng đầu ăn cay được không?

Về vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn cay được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể mẹ nhé. Không chỉ thế, việc ăn cay còn kích thích sự thèm ăn, hạn chế chán ăn giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Đồng thời, nếu ăn đúng cách, tình trạng nghén của mẹ bầu cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, việc ăn cay của mẹ sẽ gián tiếp giúp bé thưởng thức được nhiều hương vị, từ đó giúp bé ăn tốt hơn sau khi chào đời.

  Ăn cay mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Ăn cay mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể ăn cay nhưng cần ăn đúng cách để tránh các tác hại không tốt cho trẻ. Cụ thể, mẹ không nên ăn cay quá thường xuyên, không ăn liên tục trong nhiều bữa, cần kết hợp những thực phẩm thanh đạm khi ăn cay. Tuy nhiên, nếu mẹ đang trong quá trình ốm nghén thì không nên ăn cay.

2. Những lợi ích của việc ăn cay

Có thể thấy rằng, trong thai kỳ bà bầu không chỉ có thể ăn cay mà nó còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời.

Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng

Trong quả ớt có chứa capsaicin, một chất có khả năng đốt cháy chất béo và kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thường ngày được mẹ bầu hấp thu tốt hơn, từ đó việc cung cấp dinh dưỡng đến thai nhi cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ xuất hiện khi mẹ bầu sử dụng ớt cay đúng cách.

Ngăn ngừa ung thư

Ngoài tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thì capsaicin có trong ớt cay còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Khi ăn cay, chất capsaicin sẽ ức chế sự hình thành, phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí nó còn có thể loại bỏ tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến những tế bào khác.

Tốt cho thị giác của bé

Trong ớt cay còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đặc biệt mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene,.... Những dưỡng chất này có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mắt cũng như duy trì thị lực, điều này không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn tốt cho thị lực của thai nhi trong tương lai.

 Trong ớt cay có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Trong ớt cay có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

3. Tác hại của việc ăn cay quá nhiều

Ăn cay có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên lạm dụng điều này không chỉ không có lợi mà còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Khiến tình trạng ốm nghén nặng hơn

Ốm nghén là phản ứng sinh lý bình thường khi mang thai của các chị em. Đây là cách cơ thể bảo vệ thai nhi khỏi những tác động xấu do một số thực phẩm gây nên, trong đó có đồ ăn cay. Đây chính là lý do vì sao khi ăn cay mức độ nôn mửa, ốm nghén của mẹ bầu lại nghiêm trọng hơn, thậm chí mẹ bầu có thể bị tiêu chảy nếu ăn cay trong 3 tháng đầu.

Trào ngược dạ dày thực quản

Khi mang thai, hệ tiêu hoá của mẹ bầu hoạt động chậm hơn so với bình thường, vì thế lượng thức ăn nạp vào sẽ ở lại trong dạ dày lâu hơn tạo điều kiện cho trào ngược axit xuất hiện mà biểu hiện chính là ợ chua. Khi mẹ bầu ăn cay, nó sẽ càng kích thích axit dạ dày trào ngược, các tình trạng ợ hơi, ợ chua sẽ xuất hiện khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Ăn cay nhiều có thể gây trào ngược dạ dày

Ăn cay nhiều có thể gây trào ngược dạ dày

Các tình trạng khác

Ngoài khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn và trào ngược axit dạ dày thực quản thì việc ăn cay cũng gây ra những vấn đề khác như:

  • Bị trĩ: trĩ là tình trạng thường gặp ở bà bầu, khi áp lực lên tĩnh mạch hậu môn quá lớn, gây sưng viêm, hình thành nên búi trĩ. Capsaicin tạo ra tính cay nồng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu.

  • Đau mắt đỏ, viêm giác mạc: ăn cay quá nhiều có thể gây nóng trong người, khiến các niêm mạc bị xung huyết gây các vấn đề về mắt.

  • Rối loạn tiêu hoá: đồ ăn cay gây kích thích nhu động ruột làm tăng quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ cay có thể gây tiêu chảy, đau bụng,...

4. Lựa chọn gia vị cay phù hợp cho mẹ bầu

Có thể thấy rằng, câu trả lời cho vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn cay được không là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc chọn lựa gia vị cay cần thiết cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai cũng rất cần thiết.

  • Mù tạt: mù tạt là một loại gia vị cay phù hợp với mẹ bầu. Nó có thể kích thích vị giác nhưng vẫn an toàn với mẹ bầu. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều vì nó có độ cay khá cao có thể khiến mẹ bầu bị kích ứng, sặc.

 Cần lựa chọn loại gia vị cay phù hợp với khả năng của bản thân

Cần lựa chọn loại gia vị cay phù hợp với khả năng của bản thân

  • Sốt cà ri: loại gia vị này là sản phẩm kết hợp từ tỏi, ớt và hành tây. Ưu điểm của loại gia vị này là có thể tăng giảm độ cay tùy với sở thích cũng như khả năng của từng người nên rất phù hợp với thai phụ.

  • Kim chi: khi thèm cay thì kim chi là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ còn có thể kết hợp kim chi với các thực phẩm khác để ăn kèm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên sử dụng kim chi quá chua để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

  • Hạt tiêu: hạt tiêu không chỉ là một gia bị bình thường mà nó còn giúp giải cảm như một bài thuốc. Không chỉ thế, ăn hạt tiêu còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây bệnh khi mang thai.

Khi mang thai mẹ bầu không chỉ cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi mà còn phải có chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong đó, bầu 3 tháng đầu ăn cay được không cũng được nhiều người quan tâm. Có thể thấy rằng, ăn cay có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho bà bầu nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều và thường xuyên để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Từ khoá: bà bầu ốm nghén

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ