Tin tức

Hỏi đáp: Đau cổ xuất phát từ những nguyên nhân nào

Ngày 31/10/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Thói quen sống và tính chất công việc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các cơn đau nhức từ nhẹ nhàng đến dữ dội tại vùng cổ. Triệu chứng trên có thể tự biến mất sau vài ngày, tuy nhiên nếu kéo dài các cơn đau cổ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

1. Phân loại các trường hợp đau cổ

đau cổ là tình trạng phổ biến, phần lớn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, kéo dài tình trạng bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng và bệnh lý nguy hiểm. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, bệnh có hai dạng phổ biến sau:

Đau cổ cấp tính

Đau cổ cấp tính là trạng thái đau nhức xuất hiện đột ngột, bất ngờ không rõ nguyên nhân. Thông thường, trường hợp đau nhức này xuất hiện là do ngủ sai tư thế, gặp các chấn thương nhẹ trong sinh hoạt và lao động dẫn đến giãn dây chằng.

Sau một vài ngày khi dây chằng ổn định lại vị trí, tình trạng đau mỏi cổ cấp tính sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu những cơn đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm, nên tiến hành một số phương pháp trị liệu cần thiết để nhanh chóng phục hồi và giảm các triệu chứng nhức mỏi, khó chịu.

Đau cổ mạn tính

Đau cổ mạn tính là tình trạng đau nhức diễn ra liên tục hoặc tái phát nhiều lần sau điều trị. Bên cạnh cảm giác đau nhức, có thể đi kèm một số triệu chứng như: tê cứng cổ và lan nhanh đến cánh tay, cơn đau lan sang các vùng lân cận, gặp khó khăn khi vận động khớp cổ,...

Trong trường hợp này, tuyệt đối không nên chủ quan, cần thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, khoa học. Tránh tự điều trị hoặc kéo dài triệu chứng, gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Không nên chủ quan, kéo dài các triệu chứng đau nhức vùng cổ

Không nên chủ quan, kéo dài các triệu chứng đau nhức vùng cổ

2. Bệnh xuất phát từ những nguyên nhân nào

Căng cơ

Khi những sợi cơ bị kéo dãn thường xuyên sẽ dẫn đến căng cơ vùng cổ, hình thành triệu chứng đau nhức, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xuất hiện khi rèn luyện thể dục thể thao quá sức, tác động lực lớn lên cổ, bật dậy đột ngột vào buổi sáng. Thông thường, những cơn đau nhức này có khả năng tự biến mất sau khi kiểm soát những tác nhân dẫn đến căng cơ.

Ngồi sai tư thế

Thực tế cho thấy các mô, gân, cơ vùng cổ có cấu tạo mềm, dễ bị co giãn khi ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên,... là những đối tượng thường gặp trong trường hợp này. 

Nhân viên văn phòng là đối tượng thường xuyên đối diện với các cơn đau nhức <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/can-benh-dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-cao-tuoi-s68-n19513'  title ='xương khớp'>xương khớp</a> do ngồi sai tư thế, ít vận động

Nhân viên văn phòng là đối tượng thường xuyên đối diện với các cơn đau nhức xương khớp do ngồi sai tư thế, ít vận động

Gối ngủ không phù hợp

Một số người sau khi tỉnh giấc có cảm giác đau nhức, mỏi nhừ tại vùng cổ, vai, gáy. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy gối ngủ của bạn đang sử dụng có độ cao, cấu tạo không phù hợp. Gối ngủ quá cao hoặc quá cứng, mềm sẽ gây nhiều tác động đến vùng cổ, dẫn đến ảnh hưởng tới giấc ngủ, hình thành cơn đau sau khi thức giấc.

Chấn thương

Đau cổ có thể là dấu hiệu của những tổn thương liên quan đến cơ bắp, dây chằng, gân, nguy hiểm hơn là cột sống. Bên cạnh đó, những chấn thương do mang vác vật nặng, tai nạn lao động, giao thông hay té ngã,... cũng là tác nhân dẫn đến đau mỏi ở cổ.

Một số bệnh lý về xương khớp

Một số bệnh lý liên quan đến cột sống hay đĩa đệm như: hẹp ống sống cổ, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,... có thể hình thành nên cơn đau từ nhẹ nhàng đến dữ dội tại cổ. Những bệnh lý này nếu không sớm tiến hành điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cơ thể.

Tuổi tác

Tuổi tác là tác nhân gây nên nhiều bệnh lý, trong đó đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến. Bước qua độ tuổi 35, hệ thống xương khớp bắt đầu thoái hóa, suy giảm chức năng và khả năng phục hồi. Từ đó hình thành nên những cơn đau mỏi ở cổ, tay chân và các vị trí xương khớp khác. Hiện nay, đối tượng có triệu chứng đau nhức xương khớp nói chung và mỏi cổ nói riêng đang có dấu hiệu trẻ hóa, phổ biến ở những đối tượng: nhân viên văn phòng, lái xe,...

Những đối tượng xuất hiện cơn đau cổ do tính chất công việc có thể tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý hoặc kết hợp sử dụng thuốc để nhanh chóng kết thúc cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm, nên sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám.

Tuổi tác là nguyên nhân hình thành nên những bệnh lý liên quan đến xương khớp

Tuổi tác là nguyên nhân hình thành nên những bệnh lý liên quan đến xương khớp

3. Nên điều trị đau mỏi cổ như thế nào

Các triệu chứng đau cổ có thể tự hết sau vài ngày, nhưng trong nhiều trường hợp phải có sự can thiệp của các nhóm thuốc đặc trị hoặc các kỹ thuật khác. Có thể khắc phục triệu chứng đau mỏi cổ bằng những phương pháp sau:

Xây dựng thói quen sống tích cực

  • Tránh sai tư thế, gây áp lực lên cổ khi làm việc, sinh hoạt, lao động, làm việc.

  • Xây dựng thói quen rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao mỗi ngày.

  • Thường xuyên vận động phù hợp, tránh ngồi hoặc đứng lâu trong một tư thế.

  • Chế độ ăn uống nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất có lợi cho xương khớp như: Canxi, Kali, Vitamin B, C, E,...

  • Cơ thể nên được giữ ấm, tránh các tác nhân đột ngột gây nhiễm lạnh.

  • Không nên xoa bóp, bấm huyệt hay thực hiện các bài tập, tư thế vận động mạnh trong trường hợp cấp tính.

  • Không đột ngột xoay vặn hoặc tạo các áp lực lớn lên cổ cũng như hệ xương khớp.

Điều trị bằng thuốc

Để nhanh chóng kết thúc các cơn đau mỏi cổ, bác sĩ thường kê đơn một số nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm như:

  • Nhóm thuốc có công dụng giảm đau như: Paracetamol.

  • Nhóm thuốc không chứa Steroid có công dụng giảm đau chống viêm: Diclofenac, Ibuprofen,...

  • Bệnh nhân có cứng cơ được kê nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,...

  • Nhóm thuốc hỗ trợ giảm nhanh các cơn đơn thần kinh: Neurontin, Propoxyphen, Tramadol, Codein,...

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong điều trị đau cổ

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong điều trị đau mỏi cổ

Phương pháp điều trị bằng thuốc tây tuy đem lại công dụng giảm đau nhanh chóng nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu lạm dụng trong thời gian dài. Do đó, nên thực hiện các kỹ thuật điều trị dứt điểm và thay đổi thói quen sống để hạn chế nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó, nên lựa chọn cơ sở thăm khám, điều trị chất lượng để có thể dứt điểm triệu chứng đau cổ. 

Quá trình điều trị đau mỏi cổ nên được kết hợp nhiều phương pháp phù hợp kết hợp thay đổi thói quen sống khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần sớm nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân đến đau cổ, từ đó có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.